Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/gconnect/public_html/index.php on line 2
Bạn nên làm gì khi bạn của mình mắc bệnh trầm cảm? - Du học Thụy Sỹ | Quản trị khách sạn | GConnect Hospitality Education

Bạn nên làm gì khi bạn của mình mắc bệnh trầm cảm?

Khi bạn thân đang có triệu chứng của bệnh trầm cảm, điều quan trọng nhất bạn nên làm là thể hiện tình yêu thương, thấu hiểu và đồng cảm.

Theo Tổ chức Sức khỏe tinh thần, cứ 5 người phụ nữ sẽ có 1 người mắc bệnh trầm cảm. Con số này cao gấp đôi so với chẩn đoán rối loạn lo âu ở phái mạnh. Người có dấu hiệu của bệnh tâm lý này thường rất nhạy cảm. Họ thường ít chia sẻ về mình vì lo sợ ánh mắt thương hại từ người khác. Do đó, bạn cần khéo léo trong cách quan tâm cũng như lời nói. Tiến sĩ Arthur Cassidy, một trong những nhà tâm lý và truyền thông xã hội hàng đầu ở Anh đã đưa ra lời khuyên giúp bạn có cách đối xử phù hợp trong trường hợp bạn bè, người thân của bạn đang trong giai đoạn khủng hoảng.

ssdh-sinh-vien

Đừng im lặng

Tiến sĩ Cassidy cho rằng im lặng là điều bạn không nên làm với những người mắc bệnh trầm cảm. Thông thường, chúng ta thường tránh trò chuyện với họ vì ngại sẽ nói điều gì khiến họ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc làm này lại vô tình đẩy họ vào hố sâu của sự cô đơn, mặc cảm. Thay vào đó, hãy đến bên cạnh họ và nói: “Dù mình không hiểu những gì bạn đang trải qua nhưng mình vẫn luôn bên cạnh bạn. Mình sẽ không để bạn một mình”.

Nhìn nhận thực tế

Theo tiến sĩ Cassidy, phần lớn những phụ nữ trầm cảm sẽ vô cùng nhạy cảm với các sự kiện diễn ra xung quanh. Đây được gọi là “trầm cảm phản ứng”, một trạng thái chán nản với mọi việc. Trong trường hợp này, điều bạn cần làm là giúp họ sắp xếp và hóa giải khúc mắc trong lòng. Hãy đến bên cạnh và lắng nghe điều khiến họ lo lắng, sau đó, hãy phân tích vấn đề theo một cách đơn giản nhất để họ thấy rằng, những chuyện họ đang đối mặt không quá nghiêm trọng và họ không nên tạo áp lực cho mình.

Đừng “Mất tích”

Bạn bè không chỉ bên cạnh nhau lúc vui vẻ mà quan trọng hơn cả là cùng đồng hành những khi khó khăn. Đừng bỗng nhiên “mất tích” và bỏ họ một mình đối mặt với mọi thứ. “Hãy rủ bạn ấy đi dạo, uống cà phê hoặc ở bất cứ đâu bạn ấy cảm thấy thoải mái. Một trong những điều quan trọng bạn cần làm là cho bạn ấy biết rằng bạn luôn ở bên và những điều bạn ấy chia sẻ là bí mật giữa hai bạn”,Cassidy nói. Dù bạn không thể giúp bạn ấy giải quyết vấn đề nhưng sự có mặt của bạn chính là điều cần thiết nhất.

ssdh-sinh-vien3

Đừng cố trở thành một chuyên gia tâm lý

Những người trầm cảm thường không dễ nhắc đến vấn đề của mình với người khác. Do đó, bạn không nên cố cho ra những lời khuyên khi chưa hiểu rõ về câu chuyện của họ. Tiến sĩ Cassidy khuyên rằng: “Điều này thực sự không giúp ích được gì và đôi khi có thể làm tổn thương họ. Nếu không cẩn thận, những lời nói tiêu cực sẽ làm họ hoảng sợ và sống khép mình hơn”. Điều bạn nên làm là để họ bắt đầu câu chuyện một cách tự nhiên và thoải mái nhất. Nếu bạn muốn chủ động hơn, Tiến sĩ Cassidy khuyên rằng: “Bạn có thể lấy một tờ giấy để bạn ấy liệt kê những điều khiến họ lo lắng phía bên trái. Sau đó, nhẹ nhàng chỉ ra những sai sót trong suy nghĩ của họ và thêm nhiều điều tích cực hơn ở trang giấy còn lại”. Bằng cách này bạn sẽ giúp họ phấn chấn hơn và biết rằng họ được yêu thương và quan tâm đến nhường nào.

Dùng phương pháp “Đánh lạc hướng”

Việc cùng nhau trò chuyện là vô cùng quan trọng nhưng nếu bạn ấy chưa sẵn sàng, đừng cố ép bạn ấy nói ra. Bạn có thể “đánh lạc hướng” bằng cách rủ bạn ấy đi ăn tối, mua sắm hoặc một chuyến du lịch ngắn ngày cũng là một gợi ý hay ho. Cách này sẽ giúp bạn ấy tạm thời không suy nghĩ đến chuyện không vui. Một chút xao nhãng sẽ làm tâm trạng bạn ấy thoải mái hơn. Cassidy cho rằng đây là cách làm phân tâm hiệu quả và người mắc bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy tích cực hơn và bị thu hút trở lại bởi các sự kiện xã hội.

Theo Cassidy, dấu hiệu của chứng trầm cảm là: “Nếu họ đang cảm thấy áp lực, khuôn mặt họ cũng trở nên hốc hác, ánh mắt chán nản và tìm cách tránh ánh mắt của bạn. Họ có thể sẽ nói những từ đơn tiết hoặc những câu ngắn, thiếu liên kết”. Sẽ là một tín hiệu đáng mừng nếu bạn ấy chấp nhận câu hỏi của bạn và bắt đầu chia sẻ. Nhưng nếu bạn ấy từ chối và trở nên lo lắng, hồi hộp hơn, hãy tế nhị và cho bạn ấy thêm thời gian. “Hãy cho họ không gian riêng nếu họ cần điều đó. Tâm lý học dự phòng cho rằng cần tạo cho người mắc trầm cảm khoảng không gian riêng và sự bảo mật nhất định. Vì vậy, bên cạnh việc cho họ biết rằng bạn luôn hiện diện mỗi khi họ cần, bạn không nên hỏi chuyện nếu họ cảm thấy áp lực và không thoải mái”.

Bệnh trầm cảm được chữa lành hay không phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm, thấu hiểu từ những người xung quanh. Đã có rất nhiều vụ việc thương tâm liên quan đến trầm cảm chỉ vì sự thờ ơ của bạn bè, người thân. Vì vậy, khi thấy bạn bè, đồng nghiệp, người thân của mình có những dấu hiệu tâm lý bất thường, hãy dành thời gian ở bên họ nhiều hơn.“Điều quan trọng nhất bạn nên làm là thể hiện tình yêu thương, thấu hiểu và đồng cảm”, Tiến sĩ kết luận.

Nguồn: Sưu tầm