Các chuyên gia nhận định gì về các xu hướng thương hiệu năm 2017

Mới đây, công ty tư vấn thương hiệu Siegel+Gale đã đưa ra một số dự đoán về xu hướng thương hiệu của năm nay. Những xu thế này được cho là sẽ tác động lên cả mảng B2B lẫn B2C và nhiệm vụ mới của thương hiệu là phải đơn giản hoá trải nghiệm cho cả người dùng lẫn nhân viên. 2017 được dự đoán là một năm tràn ngập cơ hội cũng như thách thức dành cho các thương hiệu có tên tuổi cũng như thương hiệu mới nổi.

Trải nghiệm khách hàng (CX)

“Các thương hiệu có tên tuổi trên thị trường sẽ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ kĩ thuật số, cũng nhờ đó họ có thể tiết kiệm chi phí sản xuất để tập trung vào sản phẩm. Walmart đang dẫn đầu xu thế này từ năm 2016 khi tung ra dịch vụ vận chuyển hàng hoá thực phẩm trong ngày thông qua ứng dụng di động. Hoà chung với xu thế này, các thương hiệu lâu năm sẽ đem lại giá trị cho khách hàng thông qua cải thiện trải nghiệm khách hang theo hướng đơn giản hoá, minh bạch và tiện ích.”

Howard Belk, Giám Đốc Điều Hành, Giám Đốc Sáng Tạo

Văn hóa doanh nghiệp

Khi mà công việc ngày nay đã trở thành một phần của thương hiệu cá nhân, văn hoá công ty chính là một công cụ để doanh nghiệp thu hút tài năng. Danh tiếng của doanh nghiệp chính là văn hoá công ty. Thế hệ Millenials đang là lực lượng lao động chính của doanh nghiệp, họ quan tâm đến các chủ đề như đạo đức doanh nghiệp, sự đa dạng về văn hoá cũng như đóng góp của doanh nghiệp đối với xã hội. Với người chủ doanh nghiệp, để thực sự thu hút nhân tài, tạo ra một sản phẩm tốt và đạt các chỉ tiêu doanh số vẫn chưa đủ. Người lao động quan tâm đến các gía trị như trách nhiệm xã hội, mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp.

— Thom Wyatt, Giám Đốc Điều Hành

Con người trở thành trung tâm của mọi đổi mới

Năm 2017, công nghệ sẽ ngày càng mang tính nhân bản, nhân văn hơn, và tập trung vào thấu hiểu hành vi người tiêu dùng. Chúng ta đã chứng kiến sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo, chatbots và công nghệ thực tế ảo (VR). Các thương hiệu không còn là nơi truyền tải thông điệp mà là không gian tương tác và thể hiện cảm xúc của con người. Người được hưởng lợi nhiều nhất từ xu thế này là ai? Chính là nhân viên- người có liên đới nhiều nhất đến thương hiệu. Doanh nghiệp có thể tận dụng các khoá học đào tạo, tạo điều kiện cho nhân viên được đóng góp tiếng nói, biến họ trở thành đại sứ thương hiệu của chính mình.

Leesa Wytock, Giám Đốc Cấp Cao về Trải Nghiệm Khách Hàng

Giá trị thực của thương hiệu

Các thương hiệu đổi mới sẽ tập trung vào xây dựng tập giá trị của mình. Các thương hiệu mới nổi đóng góp một phần quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực cho khách hàng. Tuy nhiên, đổi mới và sáng tạo chưa đủ để trở thành lợi thế cạnh tranh về mặt lâu dài. Có thể thấy rõ nhất ở thị trường ứng dụng gọi taxi, khi mà Uber, Lyft, Gett và Juno đang cạnh tranh ngày càng gay gắt để có được người dùng. Các ứng dụng gọi taxi đang có cuộc chiến về giá cước cũng như lòng trung thành của khách hàng. Mô hình kinh doanh sáng tạo, đổi mới là chưa đủ mà cần phải có những thay đổi mang tính cách mạng hơn. Khi một doanh nghiệp phát triển, quản trị thương hiệu chiến lược sẽ là vấn để sống còn để quyết định ai là kẻ thắng cuộc- kẻ giữ chân được khách hàng.

Brian Rafferty, Giám Đốc Toàn Cầu mảng Business Analytics và Insights

Kết nối thương hiệu

Khi mà công nghệ được phát triển với cấp số nhân, người ta càng nhận ra giá trị của việc kết nối với con người. Nhận thức rằng công nghệ đang khiến chúng ta xa rời cuộc sống thực, thay vì đem con người xích lại gần nhau hơn tạo ra niềm khát khao được kết nối với các yếu tố con người. Một ví dụ đơn giản nhất cho xu thế này là ứng dụng Acorns, được đặt theo tên của Einstein. Nhưng chỉ một cái tên có đủ để nhân cách hoá một thương hiệu? Điều quan trọng là bản thân thương hiệu lẫn người tiêu dùng phải trả lời được câu hỏi: “Chúng ta muốn công nghệ sẽ được nhân cách hoá đến mức độ nào?”

Christian Turner, Giám Đốc Toàn Cầu mảng Naming

Kích hoạt thương hiệu

Giờ đây, các thương hiệu mới có thể được đưa ra thị trường trong một thời gian ngắn hơn so với trước đây. Việc chuyển giao kinh nghiệm và kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các biện pháp quản trị thương hiệu truyền thống trở nên lỗi thời. Vì thế, tạo nên cơ hội học hỏi từ nhân viên sẽ tạo điều kiện để thông điệp thương hiệu được kết nối nhiều hơn. Thông qua kích hoạt thương hiệu, nhân viên được trải nghiệm các công nghệ sản phẩm mới nhất. Kích hoạt thương hiệu một cách hiệu quả chính là bí quyết thành công của doanh nghiệp.

Lauren Thebault, Giám đốc Kích Hoạt Thương Hiệu

Theo Siegel+Gale