Notice: Undefined index: HTTP_ACCEPT_LANGUAGE in /home/gconnect/public_html/index.php on line 16
Làm thế nào để quản lý cửa hàng nhỏ và vừa - Du học Thụy Sỹ | Quản trị khách sạn | GConnect Hospitality Education

Làm thế nào để quản lý cửa hàng nhỏ và vừa

Khởi đầu một doanh nghiệp luôn luôn là một công việc khó khăn, và điều này được đặc biệt chứng minh trong trường hợp của các doanh nghiệp dịch vụ. Đặc trưng của các nhà hàng, khách sạn là phải cung cấp sự hài lòng cho khách hàng, và để có thể làm cho người khác hạn phúc thì bản thân các nhân viên của bạn cũng phải hạnh phúc. Để thực hiện được điều này, nhà hàng của bạn cần phải được tổ chức tốt, bạn  và nhân viên phải tích cực và tôn trọng lẫn nhau.

quan-ly-nha-hang-vua-va-nho-5

Mỗi nhà hàng cần phải có ít nhất một nhân viên, tuy nhiên, trong thực tế phần lớn các nhà hàng vừa và nhỏ thường sử dụng từ 10-15 nhân viên sắp xếp theo hai ca làm việc. Điều này có nghĩa rằng trong một ca sẽ có từ 5-7 người làm việc. Tùy thuộc vào năng lực của các nhân viên nhà hàng, họ có thể làm một hoặc nhiều công việc khác nhau.

Cách đơn giản nhất để tổ chức một công việc là xác định các nhiệm vụ, và sau đó cho phép những người nhất định làm những nhiệm vụ nhất định.

Xác định các nhiệm vụ trong nhà hàng

Có một danh sách các công cần phải được thực hiện trong một nhà hàng:

  •  Đến nhà hàng, chuẩn bị, vệ sinh lần cuối trước khi mở nhà hàng
  • Mua sắm các thực phẩm và các nguyên liệu cần thiết khác
  • Lấy đồ uống từ nhà cung cấp
  • Chuẩn bị món
  • Rửa bát đĩa
  • Phục vụ thức ăn và đồ uống
  • Phục vụ khách hàng
  • Làm sạch bàn
  • Làm sạch nhà bếp
  • Làm sạch nhà vệ sinh
  • Pha chế rượu
  • Thanh toán hóa đơn
  • Pha chế đồ uống
  • Duy trì nguồn cung cấp và hàng tồn kho cho bar và nhà bếp
  • Làm báo cáo hàng ngày
  • Vệ sinh nhà hàng vào cuối ca làm việc
  • Xử lý và vận chuyển rác thải
  • Đóng cửa nhà hàng

Một khi bạn đã quen thuộc với tất cả các công việc trong các nhà hàng trong một ngày làm việc bạn có thể tổ chức các nhân viên của bạn thành vài nhóm nói chung: đầu bếp, phụ bếp, bồi bàn, bartender, bưng bê, rửa bát, thu ngân, thủ quỹ và quản lý.

Giải thích các nhiệm vụ được giao cho từng nhóm riêng. Giải thích chi tiết cho các nhân viên họ phải làm gì trong một ngày và các quy tắc trong nhà hàng. Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người hiểu được trách nhiệm của mình. Và hãy nói rõ rằng bạn sẵn sàng để nói chuyện nếu ai cần giúp đỡ.

Nhân viên nhà hàng và nhiệm vụ của họ

Các nhân viên trong nhà hàng có thể được chia thành hai nhóm nói chung, một nhóm trong nhà bếp và nột nhóm ngoài nhà bếp. Họ cùng nhau tạo thành một hệ thống hài hòa có chức năng như một cơ thể và làm cho nhà hàng của bạn trở nên thành công.

Nhưng để thành công trong đó điều này thì việc lựa chọn nhân viên và sắp xếp họ vào những công việc phù hợp là vô cùng quan trọng.

Đầu bếp

quan-ly-nha-hang-vua-va-nho

Đầu bếp có một vai trò hàng đầu trong toàn bộ câu chuyện, bởi vì bất kể chất lượng dịch vụ tuyệt đến đâu, thì khách hàng cũng sẽ không quay trở lại nhà hàng của bạn một lần nữa nữa nếu các món ăn không ngon.

Họ phải chứng minh tính chuyên nghiệp của họ trong việc chuẩn bị các bữa ăn và cả khả năng làm việc theo nhóm. Đối với công việc này, bạn tốt nhất nên chọn một ứng viên có kinh nghiệm.

Nếu bạn có một đầu bếp trong nhà bếp, thì rõ ràng đó sẽ là người đứng đầu nhà bếp, chịu trách nhiệm chuẩn bị và hoàn thành món ăn. Nhưng nếu bạn sở hữu hai hoặc nhiều hơn hai đầu beeso, bạn nên chọn ra một đầu bếp chính hoặc phân chia cho họ những mẳng khác nhau (đầu bếp cho món ăn chính, đầu bếp cho món tráng miệng, vv).

Việc truyền đạt thông tin giữa các nhân viên nhà bếp và nhân viên phục vụ nên được đơn giản hóa. Phần mềm chuyên dụng cho nhà hàng cung cấp một giải pháp đơn giản, bởi các đầu bếp sẽ có được một trật tự các danh sách món xác định rõ ràng từ nhân viên phục vụ trên màn hình bếp, hoặc in ra từ máy in trong nhà bếp. Chế độ này làm giảm các sai sót trong việc thực hiện đơn đặt hàng và tăng tốc công việc, nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại nhà hàng của bạn và đưa nó lên mức cao nhất.

Quản lý phục vụ bàn và Bartenders

IMG_6181

Bạn thực sự cần bao nhiêu người bồi bàn trong một nhà hàng nhỏ? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào số lượng bàn trong và các loại dịch vụ tại nhà hàng của bạn. Nhưng trong trường hợp nào thì thừa cũng hơn thiếu.

Giả sử rằng bạn có hai bồi bàn phục vụ trong một ca làm việc. Hãy giải thích cho họ tầm quan trọng của hợp tác và làm thế nào họ nhận ra các tình huống mà người kia cần giúp đỡ và làm thế nào để làm điều đó.

Quy tắc tương tự có thể được áp dụng cho công việc trong quán bar.

Những đặc trưng cho một người phục vụ bàn và bartender chất lượng chắc chắn là sự nhanh nhẹn, tháo vát, lòng tốt và thái độ tích cực.

Kinh nghiệm là quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn nhân sự cho những công việc này. Những tân binh có giá trị, gọn gàng và phù hợp mà sẽ trở thành một nhân viên nhà hàng hàng đầu.

Nhân viên rửa bát

quan-ly-nha-hang-vua-va-nho-3

Đây thường là công việc được dành cho các nhân viên mới tới nhà hàng làm việc. Nhiều đầu bếp đáng kính đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng công việc rửa bát. Mặc dù đây không phải là một công việc phổ biến, những chúng ta cũng không nên bỏ qua nhân viên rửa bát khi nói đến tổ chức kinh doanh. Vai trò của họ là rất quan trọng, họ sẽ cung cấp sự sạch sẽ cho các món ăn, và sự sạch sẽ và vệ sinh là một điều kiện tiên quyết cho danh tiếng tốt của nhà hàng.

 Bưng bê

quan-ly-nha-hang-vua-va-nho-2

Đây là công việc lý tưởng cho học sinh trung học. Công việc của họ là làm sạch bàn và hỗ trợ các nhân viên khác. Việc có nhân viên bưng bê sẽ làm giảm khối lượng công việc của bồi bàn và tăng tốc độ công việc trong nhà hàng của bạn, và khi tốc độ cao hơn sẽ mang lại nhiều khách và tiền bạc nhiều hơn. Cũng giống như nhân viên rửa bát, công việc này là một cơ hội lý tưởng cho những ai muốn thử tiếp cận công việc nhà hàng hay chuyển đổi sang một vị trí khác trong nhà hàng.

Nhưng nhân viên bưng bê thường chia sẻ tinh thần tuổi trẻ của mình và làm cho không khí làm việc tại nhà hàng trở nên thoải mái, giúp khác hàng cũng được cảm nhận không khí đó.

Quản lý nhà hàng

quan-ly-nha-hang-vua-va-nho-4

Người quản lý nhà hàng thường là chủ sở hữu của nhà hàng. Và ngoại trừ kỹ năng tổ chức đặc biệt phải có, họ cũng phải phát triển các đặc điểm sau đây:

  •  Văn hóa cư xử trong nhà hàng
  • Phải tôn trọng mọi thành viên trong nhóm và đối xử với họ như nhau.
  • Bạn cần phải đưa ra quyết định tốt nhất đối với các doanh nghiệp và nhân viên.
  • Quản lý nhà hàng phải thưởng cho các nhân viên khi họ có thành tích xuất sắc.
  • Cần góp ý cho nhân viên của chứ không phải trừng phạt họ.
  • Phải khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên của mình.

Nguồn: ST