Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/gconnect/public_html/index.php on line 2
Muôn kiểu homestay ở Việt Nam - Du học Thụy Sỹ 2024 | Quản trị khách sạn | GConnect Hospitality Education

Muôn kiểu homestay ở Việt Nam

Homestay – loại hình du lịch ăn, ở chung nhà với người dân hay còn gọi là du lịch cộng đồng, mục đích là để du khách chủ động tìm hiểu văn hóa, trải nghiệm với cư dân bản địa và giúp người dân làm kinh tế, có thêm thu nhập. Mô hình này phổ biến khắp thế giới. Ở Việt Nam, mô hình homestay chưa đại trà nhưng gần như tỉnh nào cũng có.

Mô hình các nước

Ở các nước phát triển, homestay tương đối dễ dàng tổ chức. Ngành du lịch chọn những hộ dân có điều kiện để thực hiện. Chủ nhân những ngôi nhà rộng rãi sắp xếp gọn sinh hoạt gia đình, nhường phần còn lại cho du khách đến ở.

Nhà nhỏ thì vài ba người. Nhà lớn thì cả chục. Hầu hết đều ngủ tập thể. Có thể ăn chung với gia đình. Thỉnh thoảng vẫn có những nhà dành riêng cho du khách trong khu dân cư, gọi là housestay, để phân biệt với homestay, là nhà khách ở chung với dân. Nhà vệ sinh cũng vậy, có thể biệt lập hoặc sử dụng chung.

gg

Homestay truyền thống ở bản Lác. ẢNH: DƯƠNG MINH BÌNH

Để tổ chức homestay, ngoài lưu trú, điều cốt lõi là phải có các điểm du lịch vệ tinh gắn với ngành nghề của người dân tại chỗ để du khách trải nghiệm. Bên cạnh đặc thù về ngành nghề, khu dân cư phải có chợ, trường học, trạm y tế, cửa hàng… bình thường.

Tốt hơn nữa là có các thắng cảnh tham quan, bán kính chừng vài chục ki lô mét. Khách có thể đi bộ hoặc sử dụng xe đạp. Homestay chỉ kéo khách đến, để giữ khách lại, cần các điểm vệ tinh nối kết, có thể có sẵn hoặc tự tạo tùy điều kiện và khả năng thực tế.

Thực tế  Việt Nam

Homestay được thực hiện ở Việt Nam cũng giống như các nước, tuy nhiên do sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt về văn hóa nên hiệu quả cũng cách xa. Ở các tỉnh phía nam, những nhà giàu trước đây không còn nên homestay chủ yếu là housestay.

Trước kia là mấy nhà cổ do nhà nước quản lý. Gần đây có thêm những housestay nằm giữa vườn cây. Tây nguyên hay sử dụng các nhà rông làm thành hostel, ở tập thể, lưu trú với vài phòng bí rị trong nhà dân hoặc các housestay hay hostel ở tập thể chật chội.

vcvc

Các vùng dân tộc ở phía bắc khá hơn nhờ tận dụng những ngôi nhà sàn khang trang của người dân nhưng chỗ ngủ và ăn chung cũng khá luộm thuộm, việc rơi vãi thức ăn là chuyện thường nên thường xuyên… có mùi.

Chưa kể, các loài côn trùng như gián, thằn lằn và cả chuột có thể vào… ngủ chung. Khách thường sử dụng chiếu hoặc nệm mỏng, trải xếp lớp liền kề. Khi ăn hoặc ngủ xong thì cuốn lại. Ở phía nam trước đây phổ biến là giường xếp (ghế bố), nay có giường hoặc ván trải nệm. Cả khu nhà mấy chục người ở chỉ có vài ổ cắm điện. Ăn uống cũng giản đơn.

cvcvc

Điểm yếu nhất của homestay Việt Nam là nhà tắm và nhà vệ sinh. Thường là xây kín mít, vị trí không phù hợp, chật hẹp, sử dụng chung, không có nước nóng… và còn dơ nên khách sợ. Dù rất mê văn hóa và cảnh quan Việt Nam, nhưng những điều kiện ăn ở như trên cộng với dịch vụ xuống cấp khiến lượng khách giảm sút. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn là chúng ta cần phải làm gì để thay đổi?

Theo báo Thanh Niên