Những vấn đề đau đầu với tổng giám đốc khách sạn

Quản lý khách sạn luôn là một vấn đề khó nhằn. Tổng giám đốc khách sạn sẽ luôn phải đổi mặt với những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý khách sạn.

Bạn cần phải đảm bảo chắc chắn về một tương lai tái đầu tư với những chiến lược đầu tư cẩn thận. Hơn thế nữa, khách sạn là một cơ chế hoạt động đáng giá hàng triệu đôla.

Ở bất kỳ một ngành công nghiệp nào chúng ta cũng cần có một quản lý khách sạn đầy kinh nghiệm để quản lý một tổ chức hoạt động như vậy.

Nhưng liệu ai là người đáng tin để bạn giao cho một công việc đầy trách nhiệm như thế?

Vấn đề Tổng giám đốc

Đáng ngạc nhiên, chúng ta thường xuyên thấy quản lý khách sạn là những người từng là quản lý bộ phận ẩm thực hay bộ phận lễ tân, với những hạn chế về kinh nghiệm tài chính hay chiến lược kinh doanh.

Ngành công nghiệp khách sạn nổi tiếng bởi những chính sách thúc đẩy từ bên trong. Nhưng đưa một nhà quản lý thiếu kinh nghiệm hay kĩ năng để quản lý, với một đội ngũ hỗ trợ thiếu năng lực, đồng nghĩa với việc bạn đang mạo hiểm với cuộc đầu tư của chính mình. Con đường sự nghiệp đặc trưng của một  tổng giám đốc thường bắt đầu trong việc quản lý hoạt động, và anh ấy/cô ấy sẽ thúc đẩy sự phát triển của bản thân mình trong vòng từ 10 đến 20 năm. Triển vọng về cơ hội phát triển đã giữ lại mong muốn gắn bó doanh nghiệp của người nhân viên.

Tuy nhiên, thật không may, hầu hết những kĩ năng được gặt hái thông qua công việc trong một thời gian dài, nhưng nhân viên lại thường xuyên thiếu xót những đào tạo trong và ngoài công ty. Một con đường phát triển sự nghiệp triển vọng, nếu không phải ở những tập đoàn lớn, thì là điều dường như hiếm thấy ở nền công nghiệp khách sạn.

summer-program-111

Chính vì vậy, chúng ta thường xuyên nhìn thấy những điểm yếu của quản lý bán hàng, bởi rất nhiều trong số họ thiếu những kĩ năng của một nhà quản lý doanh thu. Tổng giám đốc khách sạn là người nắm giữ chiếc chìa khóa cho hoạt động khách sạn, và người đó cần phải được kiểm tra một cách kĩ lưỡng về kiến thức, năng lực và kinh nghiệm. Tất nhiên, bất cứ nhà quản lý khách sạn nào cũng cần có những kĩ năng vững chắc trong việc quản lý và những kĩ năng thúc đẩy, cũng như là kinh nghiệm trong ngành khách sạn, nhưng như vậy là không đủ. Vai trò của một tổng giám đốc khách sạn còn cần nhiều hơn như vậy.

Về mặt chiến lược, tổng giám đốc điển hình của một khách sạn thường là người đưa ra tiếng nói cuối cùng và bác bỏ những lời khuyên của đội ngũ nhân viên quản lý thông qua trực giác. Đáng thất vọng thay, tôi thường xuyên nghe một tổng giám đốc khách sạn bác bỏ những quyết định như vậy dựa vào kinh nghiệm cá nhân của họ.

Kĩ năng cốt lõi/kĩ năng cơ bản

Rất nhiều tổng giám đốc thường xuyên đưa ra quyết định và lấn át mọi ý kiến của nhân viên của họ. Họ cảm thấy rằng những năm tháng họ làm trong ngành đã khiến họ trở nên thật sự lão luyện trong ngành.

Tuy nhiên, một tổng giám đốc cần phải biết rằng có những mảng họ không có chút kinh nghiệm nào – ví dụ như mảng kĩ thuật trong marketing trên mạng internet – và cần phải hỏi ý kiến từ những chuyên gia trong ngành.

Cái tên chức vụ: “tổng” giám đốc, là một chức vụ mang tính bao quát. Và chúng ta không thể mong đợi họ sẽ biết tất cả mọi thứ. Một điều mà các nhà đầu tư cần phải cảnh giác đó là một quản lý khách sạn có thể nói với bạn rằng anh ta/cô ta biết tất cả. Ví dụ như khi một tổng giám đốc khách sạn nói với bạn rằng họ biết cần phải làm gì với một website khách sạn và có thể chỉ mất một chi phí nhỏ để tạo nó, có thể sẽ có những dấu hiệu tiềm ẩn của một vài phương thức phi pháp ở đây. Thay vào đó, bạn có thể tìm kiếm những trung tâm internet với tiếng tăm tốt.

zara-7-1464711823973

Bạn có thể áp dụng những phương thức tương tự đối với những chiến lược chung. Để có thể trở nên nổi bất trên thị trường và phát hiện ra những doanh thu tiềm năng trong khách sạn của bạn, hãy tìm kiếm một tổng giám đốc khách sạn có khả năng mang lại doanh thu cao nhất, đã từng làm việc với quản lý bán hàng và marketing và có khả năng thuyết phục bạn để đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt này.

Đừng lựa chọn người nói với bạn rằng anh ấy/cô ấy có thể làm mọi thứ với nhân viên của anh ấy/cô ấy. Một tổng giám đốc có rất nhiều mảng phải quan tâm, và cần phải dựa vào những đội ngũ nhân viên chuyên biệt để quản lý từng mảng khác nhau.

Thay vào đó hãy yêu cầu họ cho bạn thấy những kết quả tiêu chuẩn của họ. Liệu những gì họ làm có giúp họ vượt qua những đối thủ cạnh tranh của mình, thông qua những dấu hiệu MPI, ARI, RGI? Liệu họ có khả năng chứng minh năng lực của mình thông qua những kết quả từ những kinh nghiệm trong quá khứ. Những con số sẽ nói lên tất cả. Đừng dễ dàng bị cuốn vào những câu chuyện thú vị nhưng thực chất lại chẳng nói lên ý nghĩa gì. Hãy nhìn vào sự thật.

Tầm nhìn rộng mở

Cuối cùng, một tổng giám đốc khách sạn cần phải có một kiến thức tài chính kinh doanh tốt. Một tấm bằng MBA không bao giờ là thừa cả.

Ở những ngành khách, việc những nhà quản lý cấp cao tham gia vào những khóa học sau MBA sau một vài năm đi làm để nâng cao kĩ năng và kiến thức kinh doanh và kinh tế của mình khá là phổ biến. Đây cũng là điều mà chúng ta nên áp dụng vào trong ngành công nghiệp khách sạn.

cach-quan-ly-nha-hang-cua-cac-ong-chu-nguoi-Nhat

Thay vì việc cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản khách sạn và tư vấn quản lý doanh thu cho một loạt các khách sạn ở châu Âu, Mỹ và Châu Á, chúng tôi cảm thấy tầm quan trọng hơn của việc phát triển sự nghiệp của những tổng giám đốc trong ngành khách sạn.

Một khách sạn hàng triệu đôla hay Euro cần một tổng giám đốc thực sự tài năng. Chúng tôi mong muốn rằng ngành công nghiệp này sẽ phát triển ngày một chuyên nghiệp hơn với tầm quản lý chiến lược.

Nguồn: ST