Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/gconnect/public_html/index.php on line 2
Sức Nóng Từ Ngành Quản Lý Sự Kiện - Du học Thụy Sỹ | Quản trị khách sạn | GConnect Hospitality Education

Sức Nóng Từ Ngành Quản Lý Sự Kiện

Mỗi năm thế giới chi khoảng 500 triệu USD cho các sự kiện. Bạn có thể tranh thủ kinh nghiệm “tiệc tùng” của mình để thiết kế, tổ chức các sự kiện cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Với một chút nỗ lực, bạn sẽ luôn tìm được chỗ đứng lâu dài và vững chắc trên thị trường này.
 
Ngành tổ chức sự kiện đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm qua và theo một nghiên cứu gần đây của TS. Joe Goldblatt, thì mỗi năm thế giới chi khoảng 500 triệu USD cho các sự kiện. TS. Joe Goldlatt là người sáng lập ra Hiệp hội các Sự kiện Quốc tế (ISES), đồng thời là tác giả của cuốn từ điển quốc tế về quản lý sự kiện (The International Dictionary of Event Management).
 
“Nói không ngoa thì với một chút nỗ lực bạn sẽ luôn tìm được chỗ đứng lâu dài và vững chắc trên thị trường này. Nếu bạn đang làm cho một mảng sự kiện thì bạn có nhiều hướng để phát triển thêm còn nếu bạn mới vào nghề thì cơ hội làm giàu là vô kể” – TS. Joe Glodlatt khẳng định.
 
Theo nghiên cứu của TS. Goldblatt, lợi nhuận của ngành tổ chức sự kiện đã, đang và sẽ tiếp tục tăng. Cách đây vài năm, tỷ suất lợi nhuận của ngành này là khoảng 15% nhưng theo nghiên cứu mới đây nhất thì con số này hiện đã lên đến 30-40%. Bên cạnh sự khá giả của nền kinh tế thì một lý do khác là ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển hướng thuê ngoài việc tổ chức sự kiện.
images
Có những loại sự kiện nào?
• Lễ kỷ niệm (kỷ niệm ngày thành lập, sinh nhật, cưới hỏi, họp mặt, diễu hành, hội chợ)
• Giáo dục, đào tạo (hội thảo, hội nghị, lễ tốt nghiệp)
• Xúc tiến, quảng bá (khai trương, giới thiệu sản phẩm, đại hội, mít tinh, trình diễn thời trang)
• Khen thưởng, tri ân (lễ tưởng niệm, các sự kiện dân sự)
Danh sách này chưa phải là đã đầy đủ nhưng qua đó có thể thấy các sự kiện có thể liên quan đến doanh nghiệp, mang tính giao tế đơn thuần hay thuộc cả hai phạm trù.
Ai có thể trở thành nhà tổ chức sự kiện?
Thường thì những nhà tổ chức sự kiện thường bắt đầu từ một khía cạnh của tổ chức sự kiện rồi phát triển lên. Như Martin V.K. từng sở hữu một công ty cung cấp thực phẩm trước khi anh quyết định nhận tổ chức nguyên cả sự kiện. Các nhà tổ chức sự kiện khác cũng có xuất phát điểm tương tự.
Điều này lý giải tại sao nhiều đơn vị tổ chức sự kiện không chỉ làm công tác điều phối mà còn đứng ra cung cấp một số dịch vụ cho sự kiện mà họ tổ chức.
 
Các nhà tổ chức sự kiện cũng có thể đã từng làm công việc tổ chức sự kiện ở các công ty khác trước khi họ ra làm riêng. Joyce B.W. vốn là cán bộ tổ chức sự kiện của một chuỗi bán lẻ trong suốt 11 năm và có thời gian làm cho một công ty tổ chức sự kiện trước khi mở công ty riêng.
Nguồn: ST