Mặc cho kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử thổng thống Hoa Kỳ và các yêu cầu hành pháp “không mấy dễ chịu” từ chính quyền mới, các bậc phụ huynh Việt Nam đã tập trung chú trọng đến chất lượng và giá trị, có nghĩa là khả năng Mỹ vẫn sẽ là điểm đến hàng đầu cho sinh viên Việt Nam.
Tuy nhiên, những nhà quan sát cũng cảnh giác rằng chủ yếu các gia đình nông thôn và gia cảnh trung bình quan tâm đến chi phí – một tiêu chí mà Hoa Kỳ có thể thua cuộc đối với các đối thủ cạnh tranh truyền thống như Canada, Úc hay Anh và các trung tâm giáo dục tại khu vực như Singapore hoặc thậm chí các thị trường mới nổi cho sinh viên Việt Nam như Đức.
Những người mua sắm chú trọng thương hiệu
Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn cho các đại lý giáo dục và các trường đại học nước ngoài muốn tăng cường tuyển sinh. Theo Viện Thống kê UNESCO, Việt Nam có 53.546 sinh viên đại học ra nước ngoài vào năm 2015. Và số liệu từ công ty thông tin thị trường toàn cầu, StudentMarketing, cho thấy có thêm 5.257 học sinh học ở nước ngoài ở cấp độ K-12 (từ mầm non đến hết cấp 3).
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã đưa ra một bộ số liệu rất khác nhau, tuy nhiên, nói rằng hơn 100.000 sinh viên học sinh ở nước ngoài – số liệu gần đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo là năm 2013, trong đó Bộ đưa ra số lượng là 125.000. Mặc dù có nhiều dữ liệu khác nhau, xu hướng này đang tăng lên. Theo Viện giáo dục quốc tế của Hoa Kỳ, năm 2015/2016 là năm thứ 16 tăng trưởng liên tiếp của Việt Nam về số lượng du học sinh đến Hoa Kì.
Và, theo UNESCO, hai điểm đến hàng đầu của sinh viên Việt Nam là Mỹ, nơi có hơn 16.000 du học sinh Việt vào năm 2015 (một số liệu khác của Bộ Thương mại Hoa Kỳ là 18.722) và Úc, nơi có hơn 12,000 ghi danh vào các trường đại học cao đẳng. Pháp đứng thứ 3 (khoảng 5.500 người), tiếp theo là Anh và Nhật, trong đó có tương ứng 4.000 và 5.000 sinh viên Việt Nam.
Nhóm tư vấn Boston, trong một báo cáo năm 2013, liệt kê Việt Nam là có “tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á”, người giàu phân phố trên khắp cả nước chứ không phải cục bộ tại vài thành phố.
Nhờ vào sự phát triển của marketing, thị trường Việt Nam ngày càng có nhiều người hiểu biết về công nghệ cũng như những khách hàng mua sắm chú trọng thương hiệu. Sự nhận thức về thương hiệu này đã thúc đẩy cha mẹ xem xét việc học ở nước ngoài cho con cái.
Kenneth Cooper, Chủ tịch Access American Education Vietnam, LLC, cho biết: “Toàn bộ quốc gia đều nhận thức được những điểm yếu trong hệ thống giáo dục của họ”. Theo các phương tiện truyền thông địa phương, chính phủ Việt Nam đã nâng cao chất lượng giáo dục trong nước, tuy nhiên số lượng giảng viên đại học đủ năng lực đã không theo kịp tốc độ gia tăng sự gia nhập.
Chính trị không phải là yếu tố ảnh hưởng
Tại Việt Nam, việc tìm kiếm các chương trình của Hoa Kỳ trên Hotcourses – một trang web tìm kiếm nghiên cứu ở nước ngoài – đã giảm 7,3% trong bốn tháng trước và ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Trump. Lượng tìm kiếm các chương trình của Anh và Úc trong khi đó vẫn ổn định.
Tuy nhiên, những lo lắng không kéo dài lâu ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng chính trị không phải là mối lo đối với phụ huynh. Chủ tịch AAE nói rằng một số tổ chức của Canada đang cố gắng “lột trần” lời nói của Trump để làm nản lòng những người muốn du học Mỹ, nhưng cho đến nay, cha mẹ dường như không bị ảnh hưởng.
Các vấn đề chính trị không phải là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đối với người Việt Nam, mà là yếu tố tài chính, bên cạnh đó việc con cái được sống gần với cộng đồng người Việt cũng rất quan trọng đối với cha mẹ. Ở Hoa Kỳ có một cộng đồng người Việt đông đảo. Nhiều bậc cha mẹ muốn con cái của họ ở gần một số người thân hoặc thậm chí bạn bè của họ.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức của người Việt Nam về Mỹ như một “môi trường an toàn” đã giảm trong những năm gần đây. Trong khi đó, sự hiểu biết rằng các trường của Canada cung cấp giáo dục chất lượng cao đã được cải thiện. Tuy nhiên, các quy định về thị thực của Canada và Úc được coi là “ít chào đón hơn”.
Ông Tùng Bùi, giảng viên của chương trình MBA Executive tại Đại học Hawaii Shidler College ở Honolulu nói rằng sinh viên Việt Nam thường có kỹ năng tiếng Anh tốt – ngoại trừ khả năng viết – và thường cần sự trợ giúp thêm để hiểu được tầm quan trọng của việc trích dẫn thích hợp do sự thiếu xác thực trong hệ thống đào tạo của hệ thống của Việt Nam. Ông nói :“Chắc chắn họ không tồi tệ hơn các bạn học khác ở các nước châu Á khác. Tài chính vẫn là vấn đề then chốt đối với những bạn ở nông thôn.”
“Năm gia đình sẽ hỗ trợ một đứa trẻ”, Cooper nói, và thêm rằng “có nhiều tiền hơn” ở Việt Nam hơn số liệu thống kê chính thức bởi vì các đại gia đình sẽ tập trung nguồn lực. Cooper không cho rằng chi phí có thể là một rào cản đối với sinh viên và nhấn mạnh các sáng kiến mới của Hoa Kỳ tuyển sinh sinh viên vào các trường cao đẳng cộng đồng, từ đó họ có thể chuyển sang các trường đại học bốn năm.
Nguồn: Sưu tầm