Một trong những bước khởi đầu quan trọng trên hành trình xây dựng sự nghiệp là xác định sở thích, đam mê và lựa chọn ngành học phù hợp. Nhiều bạn trẻ đã sớm nuôi dưỡng ước mơ, đôi khi được truyền cảm hứng từ những người nổi tiếng hoặc những sự kiện tạo ấn tượng sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, cũng không ít bạn chọn ngành học dựa trên xu hướng hoặc nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên trong bài viết hôm nay, chúng ta chỉ sẽ tập trung khám phá ngành Quản trị Dịch vụ Khách hàng hay còn được gọi là “Hospitality”, cùng những yếu tố thu hút thế hệ trẻ theo đuổi lĩnh vực thú vị và đa dạng này.
1. Xác định đam mê từ thuyết Con Nhím
Hãy bắt đầu từ câu chuyện con nhím và con cáo trong chuyện ngụ ngôn Hy Lạp thời xưa, cáo và nhím thường đánh nhau từ ngày này qua ngày khác. Cáo dùng đủ mọi cách như trèo cây, chạy vòng quanh, chui vào hố, vân vân để chọc nhím, nhưng lần nào cũng thua. Nhím chỉ dùng một cách duy nhất là xù lông lên tự bảo vệ mình. Từ đó Thuyết Con Nhím ra đời trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” của Jim Collins.
Thuyết con nhím ứng dụng trong hướng nghiệp có thể được hiểu một cách đơn giản là: Để có được công việc lý tưởng, công việc đó phải đáp ứng được 3 vòng tròn đó là:
- Đúng thứ mình thích
- Đúng thứ mình giỏi
- Đúng thứ xã hội cần.
Thiếu 1 trong 3 yếu tố sẽ dẫn đến các vấn đề khác nhau và dẫn đến sự bỏ cuộc giữa chừng. Nếu bạn làm điều mà mình giỏi và xã hội cần, nhưng không thích, thì công việc có thể trở nên nhàm chán. Nếu bạn làm điều mình thích và xã hội cần, nhưng không có kỹ năng tốt, thì sẽ khó đạt được thành tựu. Còn nếu bạn làm điều vừa giỏi vừa đam mê, nhưng xã hội không có nhu cầu, thì sẽ khó kiếm được thu nhập.
Dựa trên thuyết con nhím, hãy tự kiểm tra bản thân qua ba câu hỏi tham khảo sau: Bạn có đam mê khám phá những vùng đất mới và trải nghiệm du lịch? Bạn có giỏi làm việc nhóm và tương tác với mọi người? Bạn có khao khát theo đuổi sự nghiệp trong một ngành năng động, phát triển nhanh chóng? Nếu câu trả lời cho 3 câu hỏi trên là ‘có’, thì việc theo học chuyên sâu ngành Quản trị Dịch vụ Khách hàng có thể là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
2. Sự quan trọng của Bằng cấp chính quy trong ngành Hospitality.
Cốt lõi của ngành Hospitality chính là sự kết nối chặt chẽ giữa con người với con người. Như câu nói về Tinh thần Omotenashi của người Nhật Bản, “Hãy đối đãi bằng cả trái tim,” đó là sợi dây kết nối vững bền không bao giờ đứt. Bởi vì nội tâm con người, nhu cầu và yêu cầu luôn thay đổi không ngừng do nhiều yếu tố như xã hội, địa vị và bản sắc văn hóa. Điều này dẫn đến việc thị trường trong ngành Dịch vụ Khách hàng phải luôn cập nhật và nâng cấp hàng ngày, hàng giờ. Do đó, các nhà Quản trị Dịch vụ Khách hàng buộc phải thường xuyên tiếp xúc và cập nhật thông tin để có thể hiểu rõ và kết nối với khách hàng của doanh nghiệp mình.
Trên thực tế, ở một số thị trường phát triển nhanh, việc tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành dịch vụ khách sạn có thể trở nên khó khăn nếu bạn không sở hữu bằng cấp chuyên ngành. Theo nghiên cứu của Oliver Wyman, có tới 83% vị trí tuyển dụng trong ngành khách sạn tại Trung Quốc yêu cầu bằng Cử nhân cho người mới vào nghề, trong khi tại Ấn Độ, con số này là 61%. Về yêu cầu chuyên môn, cả hai thị trường này đều đặt ra tiêu chuẩn cao với tỷ lệ tương ứng là 74% và 83% về trình độ học vấn liên quan đến ngành dịch vụ khách sạn. Điều này cho thấy, nếu bạn muốn gia nhập vào những lĩnh vực đầy tiềm năng và phát triển nhanh chóng này, việc có bằng cấp về quản lý dịch vụ khách sạn gần như là bắt buộc.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn không chỉ nằm ở những con số này. Lý do chính để bạn theo đuổi ngành quản trị dịch vụ khách hàng là sự phát triển của bản thân – bạn muốn trở thành ai và muốn bước đến những chân trời nào trong hành trình cá nhân của mình trong tương lai.
3. Vì sao bạn nên theo học tại một trường chuyên đào tạo ngành Hospitality:
-
Cung cấp kiến thức chuyên sâu cần thiết
Để thành công trong ngành này, bạn cần trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu rộng. Mặc dù những kỹ năng này có thể tích lũy qua kinh nghiệm làm việc, nhưng việc theo học bằng cấp chuyên ngành sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và nhanh chóng thăng tiến lên các vị trí quản lý. Các chương trình học tập sẽ mang đến bạn cái nhìn toàn diện về hoạt động của ngành, bao gồm:
- Hoạt động khách sạn: Hiểu về các bộ phận chính như lễ tân, buồng phòng, thực phẩm và đồ uống, cùng với quản lý phòng, dịch vụ khách hàng, và doanh thu.
- Quản lý thực phẩm và đồ uống: Nắm vững kiến thức về vận hành nhà hàng, tạo thực đơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý đồ uống.
- Lập kế hoạch và quản lý sự kiện: Phát triển kỹ năng tổ chức hội nghị, đám cưới, bao gồm lựa chọn địa điểm, quản lý hậu cần, ngân sách và tiếp thị.
- Quản lý du lịch và điểm đến: Hiểu sâu về hành vi khách du lịch, chiến lược quảng bá và phát triển du lịch bền vững.
- Luật trong ngành khách sạn: Nắm vững khía cạnh pháp lý như hợp đồng, trách nhiệm và tuân thủ quy định.
- Quản lý doanh thu: Áp dụng kỹ thuật tối ưu hóa lợi nhuận, dự báo nhu cầu và quản lý giá cả, kênh phân phối.
- Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Phát triển chiến lược duy trì khách hàng, xử lý phản hồi và cá nhân hóa trải nghiệm.
- Hòa nhập với văn hóa: Thích nghi với sự khác biệt văn hóa và xây dựng môi trường hòa nhập.
- Công nghệ: Thành thạo phần mềm quản lý khách sạn như hệ thống quản lý tài sản và nền tảng đặt phòng.
- Khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp nhỏ: Hiểu rõ nguyên tắc khởi nghiệp trong các dự án nhỏ như khách sạn boutique hay nhà hàng.
- Quản lý môi trường và tính bền vững: Nắm bắt tầm quan trọng của sáng kiến bền vững, hiệu quả năng lượng và chứng nhận xanh.
- Quản lý rủi ro và truyền thông khủng hoảng: Sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp, quản lý khủng hoảng và giảm thiểu rủi ro.
Những kiến thức này sẽ giúp bạn linh hoạt đảm nhận nhiều vai trò trong ngành, từ quản lý khách sạn đến tổ chức sự kiện, đồng thời giúp bạn luôn cập nhật các xu hướng mới, trở thành nhân tố vô giá trị trong mọi tổ chức.
- Mở ra cánh cửa sự nghiệp đa dạng và đầy tiềm năng
Ngành Quản trị dịch vụ khách hàng mang đến một loạt các cơ hội nghề nghiệp đa dạng hơn bạn tưởng. Từ quản lý doanh thu, tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing), dịch vụ khách hàng đến thực phẩm và đồ uống, hay từ lập kế hoạch sự kiện đến quản lý nguồn nhân lực — bất kể mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì, ngành này đều có thể đáp ứng và hỗ trợ sự phát triển của bạn.
Ngoài ra, cơ hội trong lĩnh vực này không chỉ giới hạn ở khách sạn mà còn mở rộng sang các ngành thuộc “nền kinh tế trải nghiệm dịch vụ” như tổ chức sự kiện thể thao,khu giải trí, du lịch cá nhân, nghỉ dưỡng cao cấp, spa và chăm sóc sức khỏe.
Không dừng lại ở đó, với toàn bộ kiến thức, kỹ năng cứng và mềm mà bạn đã tích lũy được, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp còn có thể phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực khác ngoài khách sạn bao gồm: Ngân hàng và tài chính, bất động sản, công ty khởi nghiệp công nghệ. Cơ hội nghề nghiệp của bạn chỉ bị giới hạn bởi sự hình dung cơ bản của chính bạn!
- Phát triển kỹ năng “chuyển giao”
Có lẽ bạn đã từng nghe đến cụm từ “sự nghiệp không tuyến tính,” phản ánh thực tế rằng nhân viên ngày nay thường thăng tiến bằng cách chuyển đổi giữa các vai trò và lĩnh vực khác nhau, thay vì theo đuổi con đường sự nghiệp thẳng tắp như các thế hệ trước. Điều này không chỉ làm cho sự nghiệp trở nên thú vị hơn mà còn mang lại cơ hội để khám phá và thử nghiệm những điều mới tại các đất nước khác nhau.
Tuy nhiên, để thành công trên hành trình này, bạn cần có các kỹ năng có thể chuyển giao, mà các nhà tuyển dụng trong tương lai đang tìm kiếm. Một bằng cấp về ngành Hospitality không chỉ trang bị cho bạn kiến thức chuyên môn mà còn giúp bạn phát triển các kỹ năng có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực, vai trò khác nhau và nâng cao khả năng cạnh tranh của bạn trên thị trường lao động. Các kỹ năng đó bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp: Bạn sẽ học cách giao tiếp rành mạch và chuyên nghiệp với khách hàng, đồng nghiệp và các bên liên quan, cả bằng lời nói và văn bản. Giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực.
- Giải quyết vấn đề: Các chương trình quản lý khách sạn giúp bạn phát triển khả năng xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhiều khía cạnh của hoạt động khách sạn, từ phản hồi của khách hàng đến các thách thức về hậu cần (logistics).
- Làm việc nhóm: Môi trường làm việc và học tập trong ngành này luôn hướng đến sự kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận để đạt được mục tiêu chung. Bạn sẽ được trải nghiệm môi trường học tập đa dạng văn hóa, kết hợp với các buổi giao lưu và bài tập nhóm, giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm một cách thành thạo.
- Lãnh đạo: Những người có hoài bão trong lĩnh vực quản lý khách sạn sẽ trang bị những phẩm chất lãnh đạo thiết yếu như ra quyết định, phân công công việc, động viên đồng đội và giải quyết xung đột, từ đó dẫn dắt nhóm hiệu quả và thúc đẩy thành công cho tổ chức.
- Kinh nghiệm thực tế từ khi còn là sinh viên
Các chương trình bằng cấp về ngành này luôn mang đến những cơ hội học tập thực tiễn thông qua các kỳ thực tập và dự án kinh doanh, cho phép bạn làm việc với các công ty & doanh nghiệp trên toàn cầu. Đây cũng là yếu tố quan trọng mà sinh viên cân nhắc khi lựa chọn chương trình học tập.
Cụ thể, các kỳ thực tập mang lại cho bạn cơ hội phát triển kỹ năng thực hành và hiểu biết sâu sắc hơn về ngành. Trực tiếp tham gia vào quản lý khách sạn hoặc quản lý nhà hàng, lập kế hoạch sự kiện, hội nghị, những kinh nghiệm này không chỉ giúp bạn có thêm sự tự tin và phát triển kỹ năng thực tiễn mà còn tạo dựng những mối quan hệ quý giá trong ngành. Hơn nữa, nó còn giúp bạn xác định những lĩnh vực trong ngành khách sạn, nghỉ dưỡng, sự kiện và du lịch mà bạn quan tâm nhất.
-
Kết nối
Sự kết nối là yếu tố rất quan trọng trong mọi ngành nghề, và ngành Hospitality cũng không phải là ngoại lệ. Các chương trình học được xây dựng dựa trên mối liên hệ chặt chẽ với thị trường và doanh nghiệp, điều này mang lại cho sinh viên cơ hội tiếp cận với các chuyên gia, xây dựng mạng lưới rộng rãi thông qua các kỳ thực tập, dự án kinh doanh, chuyến tham quan doanh nghiệp.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cũng sẽ là nguồn lực hỗ trợ quý báu, họ luôn sẵn sàng giữ liên lạc và tư vấn về cơ hội nghề nghiệp trong ngành khách sạn.
Mạng lưới này còn bao gồm cả mối quan hệ với bạn học và đồng nghiệp. Việc xây dựng kết nối với những người bạn cùng lớp, cùng nguyện vọng có thể dẫn đến các dự án hợp tác hoặc đối tác trong tương lai.
4. Lợi ích của du học ngành Hospitality
Học tập tại một nước ngoài không chỉ mang lại trải nghiệm học thuật mà còn mở ra những cơ hội đa dạng khác nhau. Một số lợi ích nổi bật đáng cân nhắc khi bạn theo đuổi bằng cấp tại một quốc gia khác:
- Văn hóa: Đây sẽ là cơ hội quý báu để bạn hòa mình vào một nền văn hóa mới. Dành khoản thời gian hơn 1 năm để sống và học tập sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phong tục, truyền thống và lối sống đa dạng, từ đó nâng cao nhận thức và trân trọng mọi văn hóa.
- Ngôn ngữ: Mặc dù nhiều chương trình ở nước ngoài sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh. Tuy nhiên việc học tập trong lớp có đa dạng quốc tịch sẽ tạo ra cơ hội tuyệt vời để bạn học hoặc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ khác nhau như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp hoặc tiếng Đức.
- Quan điểm toàn cầu: Ngành dịch vụ khách sạn là một lĩnh vực mang tính toàn cầu cao, và việc học tập ở nước ngoài giúp bạn tiếp cận với những quan điểm và hoạt động đa dạng từ khắp nơi trên thế giới. Bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về các xu hướng trong ngành dịch vụ toàn cầu.
- Cơ hội giao lưu: Du học tạo điều kiện cho bạn kết nối với các chuyên gia trong ngành, sinh viên và cựu sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Những mối quan hệ này có thể mở ra cánh cửa cho các cơ hội thực tập, việc làm và hợp tác trong nhiều quốc gia và lĩnh vực khác nhau trong ngành dịch vụ khách sạn.
- Phát triển bản thân: Du học đòi hỏi bạn phải độc lập, thích nghi và kiên trì—những phẩm chất rất được đánh giá cao trong công việc. Cuộc sống ở nước ngoài sẽ thử thách bạn thoát ra khỏi vùng an toàn, giúp bạn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tăng cường sự tự lập, từ đó thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển cá nhân.
- Cơ hội nghề nghiệp: Bằng cấp từ một tổ chức được công nhận toàn cầu có thể nâng cao đáng kể triển vọng nghề nghiệp của bạn trong nhiều lĩnh vực. Các nhà tuyển dụng ngày nay đánh giá cao năng lực và kỹ năng mà du học sinh đạt được từ trải nghiệm quốc tế, giúp bạn nổi bật hơn trên thị trường việc làm.
- Trải nghiệm trọn đời: Du học là một hành trình đặc biệt, tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ về tình bạn, công việc, học tập, du lịch, văn hóa và ẩm thực mà bạn đã trải qua. Những trải nghiệm này làm phong phú thêm cuộc sống của bạn và mở rộng tầm nhìn theo những cách mà bạn chưa từng tưởng tượng.