Rượu đã được người Mỹ pha chế để uống từ trước khi Jeery Thomas ra đời rất lâu, nhưng ông vẫn được xưng tụng là “Cha đẻ của nghề bartender hiện đại”.
Jeery Thomas được xưng tụng theo cuốn sách viết về người pha rượu tiên phong trong lịch sử của nghề bartender, xuất bản ở Mỹ trong năm 2007 là ‘Tửu thần Jupiter Oypus”. Trong kỷ nguyên mà món cocktail đang làm mê mẩn mọi người, Thomas là người phát minh, người trình diễn và soạn thảo luật lệ cho giới bartender. Cuốn sách nổi tiếng do ông biên soạn ‘The bartender’s guild, how to mix drinks” (Chỉ nam của bartender: Làm thế nào để pha đồ uống) đã thiết lập những nguyên tắc để hình thành các công thức pha trộn tất cả các loại rượu, đồng thời xây dựng nên hình ảnh của người bartender một cách hết sức sống động và chuyên nghiệp.
Cách pha chế của ông là đưa các chất liệu vào giữa hai cái ly để trộn thay vì phải dùng những cái ly để lắc. Đồng thời ông cũng sáng tạo những món cocktail mới cùng với cách pha trộn độc đáo để lại dấu ấn cho người thưởng thức, mà như Wondrich nói: nó thật sự làm mềm mọi thứ rượu và tiến thẳng vào cổ bạn.
Hơn một thế kỷ sau khi chết, Jerry Thomas vẫn tạo nên sức hút và tạo được ảnh hưởng rõ rệt đối với nhiều hậu duệ của ông, các bartender trên khắp thế giới từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á.
Jeery Thomas đã được nhìn nhận xứng đáng trong cuốn ‘Imbile” (‘Uống”, Nxb Perigee Books) một cuốn tiểu sử và công thức pha chế cocktail có chú giải tác giả David Wondrich. Ông Wondrich vốn là một học giả kinh điển và là thông tín viên về các loại rượu của hang Esquire, đã bị cuốn hút bởi những công thức pha chế rượu rắc rối trong cuốn sách của Jerry Thomas. Trong ‘Imbile”, Jerry Thomas lần đầu tiên hiện ra thật cụ thể như một người đam mê các giải thưởng, một tay ăn diện hào nhoáng thích sưu tầm các tác phẩm nghê thuật, một nhà du hành không mỏi mệt thường mang theo vô khối tiền bạc và một cái đồng hồ mác Paris. Nói tóm lại một tay chơi. Wondrich lần tìm dấu vết Thomas từ nơi chào đời là cảng Sackets ở New Jork tới California nơi Thomas làm bartender, rồi đi tìm vàng, làm người tổ chức biểu diễn cho các gánh hát rong và trở lại New Jork nơi Thomas chịu trách nhiệm điều khiển một loạt các quán rượu trước khi thua lỗ và thất bại về cổ phiếu. Tiếp đó, Thomas ra sức kinh doanh, bằng tiền bạc của mình, tại nhiều thị trấn như St Louis, New Orleans, Chicago, Charleston, và cả Keokuk, Iowa.
Trong thời gian đây mai đó, Thomas đã thu lượm những tiến bộ mới trong nghệ thuật pha chế rượu, sáng tạo những món cocktail mới và làm nên một chuỗi những thành quả nghề nghiệp nghiêm túc bằng cách pha trộn độc đáo giữa sự khéo léo và nghệ thuật trình diễn mang màu sắc quảng cáo.
Món cocktail Blue Blazer là mẫu mực, mang dấu ấn về thức uống của ông. Đó là một màn trình diễn sắc sảo với một quả cầu lửa lượn qua lại giữa hai cái ly đang pha trộn rượu. Quán rượu nổi tiếng nhất của Thomas ở tại số 22 khu Broadway thành phố New York. Theo Wondrich nói ‘đúng ra phải đặt một tấm bảng ghi nhớ Jerry Thomas tại đây’.
Từ quá khứ xa xôi, ‘ngón tay” của Thomas vẫn chỉ hướng cho nghề bartender trong tương lai.
Theo Đồng Huy (tổng hợp) – kyluc.vn