Tất cả các trường tư thục đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ, dù ít hay nhiều. Khoảng 30% sinh viên đại học Mỹ theo học các trường cao đẳng và đại học tư thục mà hầu hết là các tổ chức phi lợi nhuận.
Tuy nhiên, trên thực tế, với rất ít trường hợp ngoại lệ, tất cả các trường đều phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều vào hỗ trợ của chính phủ. Khoản vay sinh viên liên bang cho phép họ tăng học phí cao hơn nhiều so với mức phí họ thực sự chi trả, cũng như thực hiện các khoản tín dụng thuế học phí và chương trình trợ cấp tài chánh Pell Grant. Việc xử lý khấu trừ thuế của các khoản đóng góp tư nhân sẽ giúp tài trợ cho các tòa nhà mới.
Các trường đại học hiếm khi cung cấp một cách rõ ràng cho việc khấu hao hoặc xây dựng các cơ sở vật chất trong kế toán doanh thu và chi phí của họ, ngầm giả định rằng chúng là món quà từ Thượng đế. Việc miễn thuế của chính quyền địa phương và tiểu bang từ cho các cơ sở vật chất và đôi khi thuế giá trị gia tăng cũng cung cấp thêm nhiều hỗ trợ. Chính phủ liên bang đưa ra các khoản tài trợ nghiên cứu, với khoản dự phòng hào phóng (có lẽ là rất hào phóng) cho tổng chi phí.
Các khoản quyên tặng cũng được ưu đãi rất nhiều bởi các đặc quyền về thuế, thậm chí đối với cả những trường phải trả một khoản thuế quyên tặng. Các nhân viên tư vấn và giáo viên hướng dẫn trường công lập nói với sinh viên rằng, để thành công trong cuộc sống, họ cần phải đi học đại học và sẽ thành công vô cùng nếu học ở các trường tư thục uy tín. Tôi từng ước tính tất cả những lợi ích mà Đại học tư nhân Princeton nhận được từ chính phủ lớn hơn nhiều (ít nhất là hơn 10 lần cho mỗi sinh viên) so với những lợi ích mà trường đại học công lập hoặc tiểu bang, trường Cao đẳng New Jersey nằm cách 10 dặm nhận được. Vậy cách biệt giữa công lập/ tư nhân có ý nghĩa thực sự nào không?
Danh nghĩa trường “tư nhân” cho phép các trường đại học tự do, không bị sự can thiệp của chính phủ.
Trong khi hầu hết người Mỹ thường hoài nghi về sự xâm nhập của chính phủ vào cuộc sống, thì việc thực thi các quyền hiến pháp có lẽ là một ngoại lệ. Đó là nhiệm vụ của chính phủ nhằm tạo ra và thực thi pháp luật, và không có quyền bất khả xâm phạm nào hơn Tuyên ngôn nhân quyền Mỹ (The Bill of Rights). Mọi người thường chấp nhận rằng các trường đại học công lập phải tôn trọng Tu Chính Án Thứ Nhất (First Amendment) và hạn chế sự phát biểu không hợp hiến pháp của sinh viên, nhưng điều đó không áp dụng cho các trường tư. Nhưng một số trường tư (ví dụ, Đại học Johns Hopkins) theo nghĩa đen nhận được hơn một tỷ đô la tiền liên bang hàng năm (và vì thế mang tính “công lập”), sự cách biệt giữa công lập và tư nhân đã trở nên không còn nhiều ý nghĩa.
Theo đó, hiến pháp cho rằng các quyền tự do phát biểu có lẽ không phù hợp ở bất kỳ cơ sở trường nào có sự trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ của chính phủ. Có một số trường hợp ngoại lệ: chẳng hạn Trường Hillsdale College ở Michigan không chỉ KHÔNG nhận hỗ trợ tài chính của liên bang, mà còn không cho phép sinh viên của mình vay tiền hoặc nhận trợ cấp liên bang. Nó thực sự mang tính tư nhân thực sự và có thể hoạt động như bất kỳ câu lạc bộ hoặc tổ chức tư nhân nào, kiểm soát đạo đức kỷ luật sinh viên, giảng viên hoặc chương trình giảng dạy của họ theo ý muốn. Trường Hillsdale gần như là duy nhất.
Tiêu chí công bằng tại các trường tư nhân hiện tại không được tuân thủ.
Ngoài các vấn đề trong Tu Chính Án Thứ Nhất, các tổ chức chấp nhận, trực tiếp hoặc gián tiếp sự hỗ trợ của liên bang, không được phép phân biệt đối xử chủng tộc hoặc giới tính. Nếu điều này được thực hiện, thì tại sao các trường học lại được phép phân biệt đối xử dựa trên nền tảng gia đình, như nhiều trường đã làm, ưu tiên cho việc nhập học cho con cháu của cựu sinh viên? Có thể lập luận rằng những ưu đãi này duy trì loại tầng lớp quý tộc tri thức ưu tú mà nếu được hoàn toàn tài trợ tư nhân thì sẽ mang tính hợp pháp, nhưng một khi trường đã phụ thuộc vào quỹ công thì điều này vi phạm sự công bằng tại Mỹ và ảnh hưởng vào các tiêu chí đánh giá ở phương diện nhập học.
Sự trợ giúp của liên bang trong việc cân bằng giữa các trường đại học lại gây ra tác động bất lợi, làm giảm quyền tự do làm việc của các trường, đồng thời đồng nhất hệ thống cạnh tranh mà bao gồm trong đó là các cơ sở giáo dục khác nhau. Nhưng có lẽ các trường đại học không thể vừa có được tất cả các loại đặc quyền công lập dưới hình thức ưu đãi thuế, trợ cấp nghiên cứu và nhiều hình thức tương tự, cũng như vừa có khả năng tự bảo vệ mình khỏi một số khía cạnh kiểm soát của liên bang bằng cách tuyên bố danh nghĩa “tư nhân”.
Nguồn: Sưu tầm