Vực dậy trạng thái sốc văn hóa những ngày đầu du học

Tìm thấy chỗ đứng của mình ở một nơi hoàn toàn xa lạ sẽ rất tốn thời gian, dù cho bạn có quen thuộc với văn hóa Anh cỡ nào đi nữa. Thế nhưng, cùng với thời gian và những trải nghiệm gặp gỡ, bạn sẽ dần tìm thấy chính mình

van-hoa-anh

Có bốn giai đoạn phổ biến trong “quy trình sốc văn hóa” mà có lẽ bạn sẽ phải trải qua:

Giai đoạn 1: Trăng mật

Đây là giai đoạn mà bạn sẽ nhìn thế giới bằng cặp kính hồng. Bạn vô cùng hào hứng cho chuyến đi. Mọi thứ đều rất tuyệt vời, đẹp đẽ và vui vẻ và bạn cảm thấy mình thật may mắn vì được học hỏi những điều hay mỗi ngày.

Giai đoạn 2: Khủng hoảng

Đây là thời kỳ kinh khủng nhất. Ở giai đoạn này, có người chấp nhận đương đầu với khó khăn để hòa nhập, nhưng cũng có những người từ bỏ hoàn toàn văn hóa mới.

Giai đoạn 3: Điều chỉnh

Lúc này, mọi người bắt đầu hiểu hơn về văn hóa bản địa và chịu khó soi chiếu mọi việc dưới nhiều góc độ khác nhau (với một thái độ nhìn nhận tích cực hơn).

Giai đoạn 4: Chấp nhận

Tại thời điểm này, bạn sẽ bắt đầu tham gia vào các hoạt động và cảm thấy dễ chịu hơn với văn hóa nước sở tại. Điều này không có nghĩa là bạn đã quên hẳn văn hóa của mình mà chỉ là bạn đã sẵn sàng để hòa nhập với nền văn hóa mới.

Dù sốc văn hóa có kinh khủng cỡ nào thì bạn hãy cứ an tâm một điều là nó chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Kết quả hình ảnh cho Vực dậy trạng thái sốc văn hóa những ngày đầu du học

Làm thế nào để biến nước Anh thành nhà?

Nhà là nơi trái tim bạn thuộc về, hoặc ít nhất thì đó là điều mà mọi người vẫn luôn nói. Điều này quan trọng nhất là bạn phải sống với một tinh thần mở rộng, luôn muốn học hỏi điều mới, trò chuyện với những người mới và khám phá những trải nghiệm, tập tục, nơi chốn xa lạ.

Hòa nhập không có nghĩa là cắt đứt mọi mối quan hệ với gia đình bạn. Hãy thử tham gia các câu lạc bộ sinh viên, những nhóm hội trong cộng đồng có liên quan đến văn hóa của bạn. Đó có thể là cộng đồng Hồi giáo, nhóm nữ sinh viên Ấn Độ, hội sinh viên Việt Nam hay một nhóm hội có tính quốc tế nào đó. Những người bạn mới sẽ giúp bạn hòa nhập tốt hơn với cuộc sống mới và cho bạn nhiều chia sẻ hữu ích – chẳng hạn như làm thế nào để làm hợp đồng điện thoại tại Vương quốc Anh, nơi nào mua đặc sản quê hương giá rẻ…

Nhớ là, “xem Vương quốc Anh là nhà” không có nghĩa bạn phải ăn thật nhiều đồ ăn Anh hay nói được giọng Anh! Việc du học tại một đất nước xa lạ sẽ cho phép bạn đưa ra được định nghĩa về “ngôi nhà” của riêng mình. Vậy nên hãy để chính bạn biến Anh thành nhà mình bằng cách riêng của bạn.

Những tuần đầu tiên sẽ trôi qua như thế nào?

Những tuần đầu tiên sẽ rất bận rộn. Bạn phải mua sắm nhiều thứ, lo toan mọi điều, nhưng đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia các sự kiện trong tuần lễ đón tân sinh viên. Các trường Đại học và Cao đẳng thường chuẩn bị nhiều sự kiện cho sinh viên quốc tế để giúp họ hòa nhập hơn với văn hóa Anh (như là tổ chức các lớp dạy tiếng địa phương, giúp bạn hiểu hơn về giọng của nhiều nơi khác nhau…)

Tôi có thể tìm đến ai khi cần hỗ trợ?

Nơi bạn nên đến trước tiên là Văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế hay những cơ sở hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học (nếu trường bạn có một bộ phận như vậy). Hoặc không, bạn cũng có thể tìm tới Hội sinh viên (Hội du học sinh tại thành phố hay đất nước bạn đang học – Hotcourses) nơi bạn có thể chia sẻ những khó khăn của mình một cách dễ dàng hơn với những người bạn trạc tuổi.

Có rất nhiều văn phòng và tư vấn viên khác nhau và họ vốn là những chuyên gia trong nhiều vấn đề khác nhau – từ giới tính, tâm thần hay đơn giản là những người có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề pháp lý giấy tờ. Ngay cả khi bạn quá nhớ nhà mà không biết nói với ai, bạn có thể cũng tìm được một ai đó ở đây để kể lể nỗi lòng.

Trong trường hợp bạn thích nói chuyện với ai đó qua điện thoại hơn thì hãy ngắm qua một số liên lạc cần thiết và những lời khuyên khi gặp căng thẳng, nhớ nhà.

Nguồn: Sưu tầm