Notice: Undefined index: HTTP_ACCEPT_LANGUAGE in /home/gconnect/public_html/index.php on line 16
Thụy Sĩ đã làm cách nào để nổi tiếng với Sô cô la - Du học Thụy Sỹ | Quản trị khách sạn | GConnect Hospitality Education

Thụy Sĩ đã làm cách nào để nổi tiếng với Sô cô la

Khám phá

LÀM THẾ NÀO THỤY SĨ TRỞ NÊN NỔI TIẾNG VỀ SÔ CÔ LA

Trước đây Thụy Sĩ không có các vùng sản xuất cacao hay bất kỳ hải cảng lớn nào. Sao họ có thể trở thành một trong những quốc gia làm ra nhiều socola nhất trên thế giới vậy?

Câu chuyện về socola của Thụy Sĩ là kết quả từ nhưng tinh túy như tinh thần doanh nhân, những thí nghiệm khôn khéo cộng với cả chủ nghĩa hoàn hảo nữa. Ấy là giai thoại đã gắn kết rất nhiều người làm socola lại với nhau. Mỗi người đóng góp một chút, tinh chỉnh một chút vào một trong những món ăn phổ biến nhất trên thế giới. 200 năm sau, di sản của họ vẫn còn được lưu giữ nhờ tên tuổi của các hãng sản xuất bánh kẹo lớn.
Xuất xứ từ vùng Trung Mỹ, socola từng được coi là thứ thực phẩm linh thiêng và là một dạng thuốc bổ trong phần lớn lịch sử của nó. Columbus là người đầu tiên mang hạt cacao tới Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 16. Tại đây nó nhanh chóng trở thành thứ đồ uống thời thượng phổ biến. Ban đầu thường được trộn cùng với đường, vani và mật ong để át đi vị đắng của nó. Dù lúc đầu người Tây Ban Nha độc quyền trong việc phân phối socola, nhưng rồi cuối cùng món ăn này đã được đem bán qua các cung điện tại Italia và Áo vào đầu những năm 1600 và tiếp tục được phổ biến mạnh mẽ nhờ những lời khen từ các cuộc hôn nhân trong hoàng gia. Là điểm trung chuyển lớn đối với các mặt hàng nhập vào châu Âu, Thụy Sĩ bắt đầu sản xuất socola vào đầu những năm 1800. Các nhà máy đầu tiên xuất hiện tại bang Ticino tiếp giáp với Italy và rồi cuối cùng ở Vevey, một thành phố nhỏ về phía bắc Hồ Geneva; sau này thành phố đó trở thành nơi Charlie Chaplin ở đến lúc mất vào năm 1977.

(Những con người làm socola đầy tài năng đã giới thiệu socola Thụy Sĩ với cả thế giới.)

Thung Lũng Silicon của Socola

Trong lịch sử, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, những trí tuệ tương đồng lại tụ họp cùng nhau ở đúng chỗ, đúng thời điểm để tỏa sáng trong một cuộc cách mạng nào đấy. Người xung phong đầu tiên trong cuộc cách mạng này là François-Louis Cailler, người đã sáng lập ra thương hiệu socola Thụy Sĩ lâu đời nhất vẫn còn đến bây giờ và đã phát minh ra quy trình ép socola bằng máy. Vào năm 1826 Phillippe Suchard đã cải thiện quy trình làm socola với việc phát minh ra máy công nghiệp trộn đường với cacao. Vài năm sau, Charles-Amadeé Kohler đã thêm hạt phỉ (hazelnuts) vào socola; tới giờ đó vẫn là cách kết hợp phổ biến nhất đối với socola đấy. Dù hai cải tiến này đã làm số loại socola tăng lên nhanh chóng, song chúng vẫn khá cứng và kết cấu lại dễ bị vỡ vụn.
Cailler là công ty Thụy Sĩ đầu tiên sản xuất đại trà socola.
(Nguồn: Nestle-Me)
Dù Thụy Sĩ chưa bao giờ sản xuất một hạt cacao nào, song loại sữa Alpine đầy kem và rất dồi dào của họ đóng vai trò lớn trong việc biến socola thành loại kẹo mềm mà chúng ta vẫn biết ngày nay. Câu chuyện đằng sau sự kết hợp tài tình này xuất hiện sau một chuỗi các sự kiện có thể được dùng làm kịch bản cho chương trình TV của Hollywood đấy. Louis Cailler, một trong những người góp phần phát minh ra socola sản xuất đại trà, có một cô con gái kết hôn với người sản xuất nến tại Vevey có tên là Daniel Peter. Sau khi từ chối theo đuổi sự nghiệp về nến và học được cách thức làm socola bên nhà vợ, Peter quyết định lập ra nhà máy socola của riêng mình. Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đổi mới sản phẩm, ông đã hỏi ý người hàng xóm của mình, một người Đức nhập cư, doanh nhân sản xuất đồ ăn đang phất lên là Henri Nestlé. Lúc bấy giờ, Nestlé đang tập trung vào việc phát triển loại sữa bột dành cho trẻ con và đồng ý hỗ trợ Peter bằng một ít sữa bột mình đang thử nghiệm nhằm pha lẫn với socola. Trên lý thuyết, ấy là một ý tưởng khiến người ta có cảm giác rất ngon miệng (và còn rẻ hơn nhiều nữa), song Peter đã gặp nhiều khó khăn khi trộn sữa vào bột cacao; lượng nước quá nhiều từ sữa khiến hỗn hợp bị tách ra và cuối cùng còn bị nấm nữa. Sau bảy năm thử nghiệm, cuối cùng Peter đã tìm ra được một giải pháp thay thế dưới dạng sữa đặc do Nestlé sản xuất. Thanh socola sữa đầu tiên ra đời và vào năm 1879, Peter cùng Nestlé hợp tác với nhau tạo ra Nestlé — giờ đây đó là công ty thực phẩm lớn nhất trên thế giới. (Source: Swissinfo.ch)

Socola Thụy Sĩ ngày nay

Giờ đây, socola Thụy Sĩ trở thành một ngành công nghiệp trị giá 1,9 tỷ $ do CHOCOSUISSE quản lý. Hiệp hội các nhà sản xuất socola Thụy Sĩ này sẽ giám sát các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong số các thành viên của mình. Với mức 10,5 kg mỗi người vào năm 2017, Thụy Sĩ cũng là nước tiêu thụ socola cao nhất trên thế giới tính theo bình quân đầu người; khoảng 32% trong số 190 tấn socola sản xuất ra sẽ được tiêu thụ nội địa (Source: Chocosuisse). Tuy nhiên, dù có thương hiệu mạnh tới vậy nhưng socola chỉ chiếm dưới 1% xuất khẩu của họ và chỉ có hai công ty Thụy Sĩ trong số 10 nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu thế giới. Ngoài ra, thị trường socola trên toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại do người dùng ngày càng có ý thức về sức khỏe của mình và giá hạt cacao tăng lên.
Dẫu vậy, bọn tôi vẫn mong bạn có vài thanh socola Thụy Sĩ trong tủ bếp hoặc ngăn kéo nhà mình. Với sự thèm thuồng mà bài viết này có thể vô tình tạo ra, giờ sẽ là lúc thích hợp để thưởng thức một chút đấy!

Bonus: Socola Trắng Là Gì?

Đối với những người vẫn còn thắc mắc xem liệu socola trắng có chưa cacao không thì, câu trả lời là có nhé. Socola trắng thường được làm từ khoảng 20% bơ cacao, một loại mỡ thực vật màu vàng nhạt được tách ra từ hạt cacao. Sau khi được trộn với đường và sữa đặc, loại bơ đó có nhiệt độ chảy đủ cao để miếng socola vẫn ở thể rằng trong nhiệt độ phòng và có độ đặc tương đương với một thanh socola sữa tiêu chuẩn. Lịch sử socola trắng không rõ ràng (và không hấp dẫn) như socola sữa. Người ta thường cho rằng Galak của Nestlé là thanh socola trắng đầu tiên được sản xuất đại trà làm mưa làm gió trên thị trường vào năm 1936. Socola trắng nổi lên như nhu cầu đổi mới trong thị trường ngày một cạnh tranh và là một giải pháp để các nhà sản xuất socola tận dụng bơ cacao dư thừa với chi phí thấp.