Câu hỏi “Gia đình tôi nên định cư nước nào?” sẽ chỉ rõ ràng hơn khi người trong cuộc hiểu thấu đáo về những mục tiêu cốt lõi của quyết định mang tính thay đổi cuộc sống.
Đó chỉ dành cho những người mang tâm thế chủ động, biết cách chuẩn bị và chấp nhận sự đánh đổi.
Thành công của sự chủ động và mạo hiểm
Không tính đến những trường hợp tị nạn hoặc bảo lãnh với mục đích đoàn tụ gia đình, thì quyết định đầu tư hoặc làm việc để định cư nước phát triển là một cuộc chơi hoàn toàn chủ động. Đây cũng là lựa chọn của một bộ phận không nhỏ những người có khả năng tài chính lẫn năng lực chuyên môn.
Vậy thì điều gì khiến có người ra đi thành công, có người thì lại không như ý? Cách đây 6 tháng (18.6.2017), chuyên mục Đời sống của báo Thanh Niên đăng tải bài viết Người Việt định cư trời Tây, giấc mơ xen lẫn những giọt nước mắt. Trong đó, tác giả đã chỉ ra đủ mọi nhọc nhằn mà một người di cư phải đối mặt, phải đánh đổi để có thể hòa nhập và sinh tồn.
Đó là sự thật! Nhưng nhu cầu định cư nước ngoài sẽ không bao giờ ngừng lại, bởi một lẽ, nó là một trong những cánh cửa có thể đem đến tương lai mới hơn cho những ai cần đến.
Vấn đề được đặt ra ở đây, theo ý kiến của ông Huy Tôn – một chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực di trú, CEO của Công ty SG VISA, rằng: “Khi ra quyết định, họ cần hình dung thật kỹ lưỡng bức tranh cộng đồng ở môi trường sống mới và trả lời được những câu hỏi cụ thể như: Ta sẽ đóng vai trò gì? Vị thế của ta ở đâu? Ta có thể làm gì để sinh tồn và vươn lên? Và quan trọng hơn hết, họ cần được trang bị kiến thức tốt hơn cho chính quyết định của mình!”.
6 giá trị cốt lõi và 5 bước chuẩn bị quan trọng
Mười người thì có đến chín người, chấp nhận vượt qua tất cả những rào cản về ngôn ngữ, tập tục văn hóa, nỗi nhớ quê hương, khó khăn công việc… cuối cùng cũng chỉ là muốn hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho những thế hệ con cái.
(1) Được hưởng trọn vẹn tính pháp lý hộ chiếu nước phát triển;Vậy cái tốt hơn ở đây là gì? Diễn giải thì muôn hình vạn trạng nhưng tựu chung lại chúng thực chất được khát quát trong 6 giá trị cốt lõi, bao gồm:
(2) Con cái hưởng nền giáo dục chất lượng;
(3) Gia đình được chăm sóc sức khỏe tốt hơn;
(4) Được sống trong một môi trường sạch;
(5) Có nguồn tài chính dồi dào;
(6) và cuối cùng là các chế độ an sinh, hưu trí thật tốt cho tuổi già.
Việc đáp ứng được những giá trị này mới chính là mục tiêu quan trọng của việc định cư. “Bạn có nhiều lựa chọn định cư hơn bạn nghĩ”, ông Huy Tôn chia sẻ thêm, “một khi bạn hiểu rõ mục tiêu của cá nhân mình cũng như có bước chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc đi định cư!”.
Pháp lý là vấn đề cần thiết, nhưng nó chỉ là điều kiện cần để được định cư nước ngoài. Còn việc định cư thành công và có được cuộc sống như mong muốn hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào 5 bước chuẩn bị quan trọng:
(1) Kiến thức ngôn ngữ;
(2) Kiến thức địa phương;
(3) Kiến thức việc làm;
(4) Kiến thức về tài chính và
(5) Các mối quan hệ xã hội cần thiết ở nơi bạn muốn đến.
Nguồn: Sưu tầm