Ngoài việc học, bạn có thể tìm kiếm công việc làm thêm giúp bạn có thêm khoản thu nhập khá và đây còn là cơ hội tiếp xúc với người dân bản xứ để du học sinh trau dồi kiến thức, Anh ngữ và nâng cao kỹ năng sống.
Bạn có thể tìm hiểu thông tin tuyển dụng và công việc từ nhiều nguồn khác nhau như trường học, internet, báo chí hoặc bạn bè.
Có 2 loại công việc:
1. “Part time jobs” (việc làm bán thời gian) – được hưởng các quyền lợi bảo hiểm lao động do nhà tuyển dụng đóng, công việc mang tính chất lâu dài và ổn định gồm:
– Phục vụ bàn (Wait Staff, Bartender): bạn phải có chứng chỉ RSA hoặc RCG (Responsible Service of Alcohol) khi xin việc. Bạn có đăng ký khóa học tại nhiều trung tâm (TAFE) và thời gian học khoảng 6 tiếng.
– Tiếp tân (receptionist) hoặc bán hàng Siêu thị (Supermarket Staff).
– Cửa hàng thực phẩm (Cashier, Shop Assistant).
– Pha chế café (Barista) và take-away shop (Cafe Assistant, Sandwich Hand).
– Quét dọn nhà riêng hoặc khách sạn (Cleaners, Housekeeping) hoặc giữ trẻ (Nanny).
2. “Casual jobs” (Việc làm tạm thời): không giới hạn giờ giấc, bạn có thể làm cuối tuần hoặc bất kỳ lúc nào bạn rảnh. Công việc không lâu dài và không được hưởng các chế độ lương hưu và bảo hiểm xã hội gồm:
– Phát báo, phát tờ rơi (leaflet distributer): thường sẽ làm vào sáng sớm hoặc chiều tối tùy theo tính chất công việc.
– Khảo sát thị trường qua điện thoại (telemarketer,call centre): Công việc đòi hỏi sinh viên phải có trình độ tiếng Anh khá giỏi vì bạn phải hỏi và ghi chép những thông tin của khách hàng qua điện thoại. Nhưng rất tiện lợi vì bạn chỉ cần ngồi tại chỗ và có thể trau dồi kỹ năng tiếng Anh.
– Khảo sát ngoài trời (marketing research interview): giờ giấc độc lập, công việc đơn giản và thoải mái, cơ hội giao tiếp trực tiếp với nhiều người để nâng cao khả năng giao tiếp và vốn từ tiếng Anh.
– Làm việc tại nông trại (Farm work): thường sẽ làm vào những kỳ nghỉ hè.
Bạn nên trang bị đủ kiến thức tiếng Anh và công việc bạn muốn nộp đơn vì thường nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kinh nghiệm và khả năng làm việc của bạn để quyết định có chọn bạn hay không. Số lượng người kiếm việc khá đông nên bạn phải tạo ấn tượng tốt để lấy điểm với nhà tuyển dụng. Do vậy, bạn cần chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn để có thể thành công trong công việc.
Mặc dù có nhiều lợi ích trong công việc làm thêm, nhưng các bạn phải ưu tiên cho việc học tập vì đó là mục đích chính của các bạn khi sang Australia. Bạn nên sắp xếp phân bổ thời gian cho cả việc học lẫn việc làm thêm để không ảnh hưởng đến kết quả học tập.