7 cam kết cần thiết của tất cả những người làm trong ngành khách sạn

Để có thể thành công trong ngành khách sạn, bất cứ ai cũng cần có những cam kết nhất định để có thể gắn bó lâu dài với ngành nghề này.

Những nhà làm khách sạn trẻ tuổi và những sinh viên tốt ngành từ ngành khách sạn thường xuyên hỏi tôi : “Chúng tôi cần phải làm gì để có thể thành công trong ngành khách sạn?”. Đối với những sinh viên tốt nghiệp đang chuẩn bị bước vào môi trường làm việc của ngành khách sạn hay những nhà làm khách sạn trẻ tuổi vừa mới bắt đầu sự nghiệp của mình, ngành khách sạn có rất nhiều thứ đáng để học hỏi. Tuy nhiên, nếu như bạn tổng hợp những kiến thức và kĩ năng, cũng như cố gắng thật nhiều để tận dụng những kiến thức cơ bản trong những bước đầu tiên của sự nghiệp, con đường đi của bạn sẽ không quá khó khăn. Bắt đầu công việc mà không cần dùng tới quá nhiều những kiến thức quản lý cơ bản có vẻ khá thú vị và đầy thách thức đối với những người làm khách sạn trẻ tuổi, nhưng hầu hết các thương hiệu khách sạn hàng đầu đều dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm những ứng viên hàng đầu. Và về mặt dài lâu, có rất nhiều vấn đề mà hầu hết các nhà làm khách sạn cần phải biết:

1. Biết rõ về bản thân mình

Nếu như bạn có khát khao để trở thành một người làm khách sạn thành công, điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu rõ về bản thân mình. Bạn phải hiểu rõ về lý tưởng, khát khao, thế mạnh cũng như là điểm yếu của chính mình. Hãy nhớ rõ một điều: Thế mạnh của bạn sẽ không làm bạn thất bại trên con đường sự nghiệp của bạn nhưng những điểm yếu thì có thể làm điều đó.

Phải hiểu rõ điều gì là quan trọng nhất với bạn? Tiền? Sự công nhận? Quyền lực? Sự thông sáng? Địa vị xã hội? Biết rõ điều gì quan trọng với bạn sẽ giúp bạn sử dụng đúng đắn những nỗ lực của chính mình. Tom Donovan, nguyên Phó chủ tịch và Tổng giám đốc của Ritz-Carlton Kapalua ở Hawaii và hiện tại đang là Giám đốc quản lý của Waldorf Astoria ở Maui Hawaii đã đưa ra lời khuyên sau đây:

“Tôi sẽ khuyên tất cả những ai đang có mong muốn trở thành một tổng giám đốc khách sạn hãy đặt ra một mục tiêu rõ ràng về những gì mà họ muốn đạt được. Tôi đặt mục tiêu rằng vào năm 30 tuổi tôi muốn trở thành Giám đốc quản lý và vào năm 36 tuổi, tôi sẽ trở thành tổng giám đốc. Tôi đã lỡ mục tiêu thứ nhất của mình khoảng 4 tháng và mục tiêu thứ hai khoảng 6 tháng. Thành công là một chặng đường dài. Và hãy đảm bảo rằng bạn thực sự vui vẻ khi đi trên con đường đạt tới đó.”

Trên đời này không có gì là miễn phí cả, và bạn định hi sinh những gì để có thể đạt được những gì mình mong muốn? Có rất nhiều người muốn mọi thứ nhưng lại không sẵn lòng hi sinh bất cứ điều gì.

12196315_10153720861574176_7453090873311177864_n

Bạn có phải là một người ham học hỏi? Tất cả những nhà làm khách sạn thành công đều có một đam mê “học tập” rất lớn. Ngành công nghiệp khách sạn thực sự chuyển biến rất nhanh chóng.

Khả năng để tiếp thu những luồng gió mới cũng như là thực hành nó thực sự vô cùng quan trọng để có thể làm nên thành công của một nhà làm khách sạn.

Và cuối cùng, Martin Rinck, Chủ tịch của Asia Pacific, Hilton Worldwide khuyên nhủ rằng:

Tôi tin rằng các bạn cần phải sống thật với bản thân mình và giữ sự khiêm tốn của bạn, không cần biết bạn đang ở vị rí nào hay bạn phải làm gì để kiếm sống”.

2. Hiểu rõ về doanh nghiệp của bạn

Hermann Elder, Tổng giám đốc của khách sạn Montage Beverly Hills, California chia sẻ:

“Tôi tin rằng một doanh nghiệp khách sạn thành công dưới sự kết hợp của nghệ thuật và khoa học. Bạn có thể học được những kiến thức kĩ thuật, “khoa học” trong lớp học, có thể bao gồm những kiến thức liên quan  tới tài chính hay tin học. Còn mặt “Nghệ thuật”, bạn có thể học nó thông qua quá trình tiếp cận, quan sát, và tham gia vào trong qua trình tiếp xúc và tương tác với khách hàng. Chúng ta luôn cần phải nhớ rõ lý do chúng ta ở trong ngành này là để phục vụ khách hàng.”

3. Biết rõ về những chuẩn mực

Rainer Burkle, Phó chủ tịch khu vực và Tổng giám đốc của Ritz-Carlton Thượng Hải, Trung Quốc, đã chia sẻ suy nghĩ của anh ấy về việc duy trì những chuẩn mực phục vụ:

“Một tổng giám đốc khách sạn luôn phải giữ những chuẩn mực của mình dù cho những người xung quanh đã chia sẻ về những suy nghĩ của họ như thế nào đi chăng nữa. Trong cùng một thời điểm, bạn cần phải biết rõ rằng không bao giờ được phép hạ thấp những chuẩn mực của mình – dù cho bạn đang bị thử thách bởi những nhân viên hay bởi những tình huống khó khăn.”

12802800_1231292103565521_1164967577896622542_n

4. Hiểu rõ khách hàng của bạn

Tom Roelens, Tổng giám đốc của Khu nghỉ dưỡng Four Seasons Lanai ở Hawaii nói về vấn đề tầm quan trọng của việc hiểu rõ khách hàng:

“Điều quan trọng nhất trong khách sạn chính là chúng ta cần phải có những sáng kiến để đáp ứng những như cầu của khách hàng. Ví dụ như, phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp với khách hàng và nhân viên. Trên thực tế, chúng tôi đã tạo nên tài khoản Facebook cho nhân viên của mình, và như vậy chúng tôi có thể dễ dàng tiếp cận với họ hơn. Tất cả đơn giản chỉ là tìm kiếm những phương thức để lắng nghe nhân viên cũng như khách hàng của mình.”

5. Hiểu rõ nhân viên của bạn

Laurent Chaudet, Tổng giám đốc của khách sạn Pullman ở Dubai, Tiểu vương quốc Ả Rập, và hiện tại là phó chủ tịch của Hội đồng doanh nghiệp Pháp ở Dubai, chia sẻ trong buổi phỏng vấn của mình:

Tôi thường nói chuyện với những sinh viên có đam mê trở thành tổng giám đốc. Tôi nói với họ rằng trường học thật sự vô cùng quan trọng bởi họ sẽ học tất cả những nguyên lý cần thiết, nhưng chúng ta đang làm trong ngành dịch vu và để có thể quản lý con người, các bạn cần phải nhân rằng rằng nhân viên chính là linh hồn của công ty. Điều quan trọng là bạn cần phải tuyển dụng đúng người cũng như đào tạo họ đúng đắn. Để có thể quản lý nhân viên, bạn cần phải đủ trưởng thành và thông cảm, cũng như sự phát triển trong công việc và kinh nghiệm quản lý của mình.”

Jesper Bo Henriksen, Tổng giám đốc của khách sạn Radisson Royal ở Moscow với hơn 1300 nhân viên đã chia sẻ suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của việc hiểu rõ nhân viên:

“Tôi tin rằng phương thức hữu hiệu nhất để có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài năng là đi lại trong sảnh, trò chuyện với nhân viên và  khách hàng của mình để có thể nắm giữ mọi vấn đề đang xảy ra. Tôi đã dành một nửa thời gian của mình để hỏi han nhân viên về những việc họ đang làm, người họ đang nói chuyện cùng, những thứ họ cần, hay lần cuối cùng họ nói chuyện với khách…”

12313905_950084015076212_4125148059898485448_n

6. Hiểu rõ về công ty quản lý của bạn hay quản lý của bạn

Nếu như bạn có cảm giác rằng những nguyên lý quản trị trong công ty của bạn hay của ông chủ của bạn đang đối lập với niềm tin hay lý tưởng sống của mình, hãy tìm kiếm một công  ty khác. Hãy tôn trọng và gắn bó với giá trị cốt lõi của bạn.

Rutger Verschuren, COO ở Shun Tak Holdings Ltd ở Hong Kong và Macau, đã chia sẻ về lý tưởng và niềm tin của ông ấy:

“Tôi thích những nhân viên bộc lộ sự trung thực, trung thành và có nhân cách tốt. Kĩ năng có thể được đào tạo nhưng tính cách thì khó có thể thay đổi được. Tôi cũng thích những nhân viên có thể làm việc với khách hàng bằng cả trái tìm mình.”

7. Hiểu rõ về xu hướng ngành

Jurgen Ortelee, Phó chủ tịch quản lý về doanh thu của Tập đoàn khách sạn Pan Pacific ở Singapore, bộc lộ những suy nghĩ của mình về vai trò của việc hiểu rõ xu hướng ngành:

“Thế giới đang thay đổi nhanh chóng đến khó tin. Bạn không chỉ phải biết những sự phát triển nào đang diễn ra, mà bạn còn cần phải biết điều gì sẽ xảy đến sau những sự phát triển này. Vì vậy, bạn cần phải có tầm nhìn xa. Nếu như bạn nhìn vào mảng giáo dục ngày nay, bạn có thể nhận ra rằng những gì mà các sinh viên học ngày nay sẽ trở nên lỗi thời vào ngày họ tốt nghiệp. Biết rõ về những xu hướng hiện tại và thực hiện nó không đủ, sinh viên cần phải được dạy những kĩ năng để nhận thức được những dấu hiệu của tương lai. Ví dụ như, chúng ta bây giờ đã phải nhận thức được cái gì sẽ lên ngôi sau sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội.”

Nguồn: ST