Notice: Undefined index: HTTP_ACCEPT_LANGUAGE in /home/gconnect/public_html/index.php on line 16
Du học sinh nên và không nên làm gì khi chọn chương trình sau đại học? - Du học Thụy Sỹ | Quản trị khách sạn | GConnect Hospitality Education

Du học sinh nên và không nên làm gì khi chọn chương trình sau đại học?

Sẽ có rất nhiều yếu tố để cân nhắc khi lựa chọn một chương trình sau đại học ở nước ngoài, từ trường đại học, vị trí của nó, chi phí và hàng loạt những vấn đề khác. Để giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn, dưới đây là một số gợi ý về những điều bạn nên và không nên làm khi lựa chọn chương trình phù hợp cho mình.

du-hoc-sinh

1. Nên 

1.1. Hãy suy nghĩ về những điều bạn muốn và tại sao bạn muốn chúng

Bạn muốn nhận được điều gì từ bằng cấp này? Giữa các lựa chọn bạn đang cân nhắc, hãy xem xét cả mục tiêu nghề nghiệp: Bạn đang muốn thay đổi sự nghiệp hay đang muốn học lên cao vì một sự nghiệp bạn đang hướng tới? Liệu tấm bằng có tạo một cú hích cho sự nghiệp và tiền lương của bạn sau này? Chương trình đó có đáng tiền bạn bỏ ra không?

Một khía cạnh khác cần xem xét là loại bằng sau đại học mà bạn muốn (research hoặc taught) – chương trình giảng dạy (taught) tuân theo một format tương tự như ở đại học (kết hợp các học phần cốt lõi và tùy chọn, giảng dạy thông qua các bài giảng, hội thảo hoặc các buổi làm việc trong phòng thí nghiệm) , trong khi các chương trình research lại độc lập hơn, tức là có rất ít giờ giảng dạy. Khi bạn đã có ý tưởng rõ ràng hơn về mục tiêu của mình, bạn sẽ có thể tìm ra chính xác hơn các trường đại học và các khóa học phù hợp với chúng.

1.2. Đảm bảo bạn đang học bằng sau đại học vì những lý do chính đáng

Nhiều sinh viên chỉ muốn tiếp tục tận hưởng cuộc sống ở trường đại học để lẩn trốn việc đi làm. Tuy nhiên, đây không phải là một ý tưởng hay ho, nếu bạn không chắc về con đường nghề nghiệp mình sẽ đi, hãy dành 1 năm gap year để nghiên cứu kĩ các lựa chọn, hay dành thời gian làm việc tại những vị trí bạn yêu thích.

1.3. Tham dự các sự kiện về du học sau đại học

Các sự kiện như thế rất có ích: bạn có thể gặp đại diện chính thức từ các trường đại học bạn quan tâm để nhận được câu trả lời cho các câu hỏi của bạn, tìm hiểu thêm về khóa học , bao gồm thông tin về các yêu cầu đầu vào và làm thế nào để tăng cơ hội được chấp nhận. Bạn cũng nên cố gắng tham dự open days của các trường đại học trong tầm ngắm, giúp bạn hiểu về cuộc sống trong khuôn viên trường ra sao, cơ sở vật chất như thế nào…

1.4. Nói chuyện với sinh viên cũ

Điều này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn trung thực về cách các sinh viên đã tìm ra khóa học, những gì họ đang làm bây giờ, và họ chi trả cho nó như thế nào. Hoặc nếu bạn không thể tìm được một sinh viên cũ để nói chuyện, hãy nghiên cứu kết quả nghề nghiệp của các sinh viên cũ để biết được sự nghiệp của họ đã tiến triển như thế nào sau khi tốt nghiệp.

Kết quả hình ảnh cho Du học sinh nên và không nên làm gì khi chọn chương trình sau đại học?

2. Không nên

2.1. Vội vàng ra quyết định

Tham gia một chương trình sau đại học có thể tốn kém cũng như tốn nhiều thời gian. Vì vậy, hãy lùi lại một bước, hãy đánh giá những gì bạn muốn và nhu cầu bạn cần từ tấm bằng này. Dù bạn làm gì, đừng chọn một khóa học hoặc một trường đại học mà chưa được nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng.

2.2. Chỉ dựa vào bảng xếp hạng trường đại học

Mặc dù bảng xếp hạng trường đại học chẳng hạn như QS World University Rankings có thể thực sự hữu ích để có được ý tưởng về các trường đại học có uy tín nhất trên toàn cầu, tuy nhiên, đừng đặt tầm quan trọng của bảng xếp hạng lên đầu tiên, vì điều bạn cần lúc này là một ngôi trường có văn hóa, vị trí, phong cách phù hợp với bạn.

2.3. Quên tìm hiểu về học bổng

Trong khi lựa chọn một chương trình bằng cấp, bạn nên cố gắng xem xét làm thế nào để tài trợ cho khóa học tương lai của bạn. Một nơi bạn cần ghé thăm đó là trang web chính thức của trường đại học, vì nó có thể cung cấp học bổng, tài trợ, giải thưởng hoặc trợ lý. Cũng cần phải kiểm tra các trang web của chính phủ, các tổ chức từ thiện, quỹ và các nguồn học bổng bên ngoài khác, các khoản vay cho sinh viên và tài trợ của nhà tuyển dụng.

Bạn cũng nên nghiên cứu các chi phí sinh hoạt điển hình ở nước họ để có thể có được một ý tưởng về số tiền bạn sẽ phải lập ngân sách.

2.4. Chưa chuẩn bị sẵn tinh thần để “chiến đấu”

Có thể bạn đã nghe nói về những thách thức lớn của các chương trình PhDs và masters khi so sánh với chương trình đại học, nhưng nhiều sinh viên vẫn bị choáng bởi cường độ của chương trình học, yêu cầu họ phải tự giác gấp nhiều lần trước đây (trong khi rất ít thời gian tương tác với người dạy). Điều này có nghĩa là có ít thời gian ra ngoài xã hội hơn so với thời đại học. Vì vậy, khi bạn chọn một chương trình sau đại học, chắc chắn bạn có sự cam kết mạnh mẽ mà không làm mất đi niềm đam mê mặc dù con đường nhiều chông gai.

Nguồn: Sưu tầm